Đang cập nhật.....
Đang cập nhật.....
Thủy có những lợi thế khi đến với công việc của một nhân viên tư vấn bảo hiểm. Với khiếu ăn nói cộng thêm sự tự tin vì những hạn chế về thị lực hay ngoại hình đều không làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc được giao chị đã cho thấy rằng mình hoàn toàn có thể đảm nhận tốt công việc. Yếu tố công việc phù hợp với dạng tật và thích hợp với khả năng của người khuyết tật là những tác nhân tạo nên thành công khi hỗ trợ việc làm cho trường hợp của Thủy.
Minh là một trong số ít người khuyết tật làm kỹ thuật viên phòng thu âm. Tuy công việc có những yêu cầu về kỹ thuật, máy móc nhưng người khuyết tật hoàn toàn có thể đảm nhận tốt nếu được đào tạo và học việc. Đây cũng là công việc phù hợp với dạng khuyết tật vận động nhẹ như yếu tay, yếu chân vì việc di chuyển đi lại không nhiều, không gian làm việc chủ yếu ở trong phòng thu. Chỉ cần có niềm đam mê, niềm vui với công việc là họ có thể “trụ việc” tốt như trường hợp của Minh.
Vấn đề của chị lúc này là việc di chuyển khá bất tiện vì chị phải đi làm bằng xe buýt. Nhưng theo chúng tôi, đó chỉ là những khó khăn nhỏ nhặt thường xuyên phát sinh trong cuộc sống mà mỗi người đều phải tự mình khắc phục nên không có ý kiến hỗ trợ. Nhận định của nhóm nhân viên dự án DRD là Ngà đã ổn định trong công việc, không cần sự hỗ trợ của chúng tôi nữa và có thể kết thúc ca. Thực tế về sau cho thấy Ngà đã dễ dàng khắc phục khó khăn trong di chuyển bằng cách tập đi xe máy và mua xe máy cho mình đi lại thuận tiện hơn.
Kinh nghiệm chủ yếu của ca là cần có sự hỗ trợ hợp lý cho từng tình huống ca. Như ở ca này, kỹ năng quản lý doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với thân chủ. Chỉ cần có kỹ năng quản lý tốt, với kinh nghiệm, kỹ năng nghề, mối quan hệ nghề nghiệp sẵn có của thân chủ, họ hoàn toàn có thể tự phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Dù vậy, với 1 người có ý chí kiên định như Tá thì xuất hiện 1 tình huống mới là khi anh có quyết tâm định hướng 1 công việc cho mình thì rất khó thay đổi. Như ở đây, Tá không chấp nhận đi làm thuê, anh muốn cho 1 cơ sở riêng và làm chủ. Khi đó, mục tiêu của thân chủ vượt quá khả năng trong khuôn khổ dự án. Kinh nghiệm giải quyết của chúng tôi là giới thiệu thân chủ tham gia một dự án khác mang tính tiếp nối và có khả năng thỏa mãn nguyện vọng của họ.
Ước mơ làm chủ bằng chính tài lực của bản thân mình, chứng tỏ mình luôn bùng cháy trong anh. Và trên hết, thân chủ muốn cải thiện thu nhập của bản thân để chăm lo cho gia đình được tốt hơn. Dân tâm sự: “Với tiền lương hiện tại của mình thì có thể lo tốt cho bản thân và một phần sinh hoạt của gia đình. Nhưng để chăm lo chu đáo cho gia đình, đặc biệt là hai đứa con nhỏ thì vẫn chưa đủ”.
Nhóm nhân viên dự án DRD cho biết: “Đến thời điểm này, theo nguyện vọng của thân chủ thì chị đã hài lòng với công việc và cuộc sống hiện tại. Thân chủ thấy công việc đó phù hợp với mình và có thể giúp chị tích lũy cho tương lai. Do đó, chúng tôi quyết định ngừng hỗ trợ chị về vấn đề việc làm. Chỉ tiếp tục liên hệ và giúp đỡ, tư vấn cho chị 1 số thủ tục liên quan đến cuộc sống như làm thể ngân hàng, bảo hiểm y tế…”.
Có thể nhiều người khó hiểu vì sao chỉ làm được những điều đơn giản thế mà em được lên báo như một tấm gương vượt khó. Đơn giản vì Quỳnh Như vốn bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh, những công việc đơn giản mà em có thể làm như trên là niềm mơ ước của bất cứ gia đình nào có con em bị thiểu năng trí tuệ. Đó cũng là 1 thành quả rất lớn mà chúng tôi muốn giới thiệu trong ca này.
Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Việc Đăng là con duy nhất trong gia đình đã ảnh hưởng tới cách chăm sóc và giáo dục của cha mẹ đối với anh rất nhiều. Sự bảo bọc quá mức của gia đình có thể đã khiến cho việc xây dựng các mối quan hệ xã hội bên ngoài của Đăng gặp nhiều khó khăn”.
Dưới sự tác động của chúng tôi, Trị đã được hội quán Đời Rất Đẹp (một bộ phận của DRD) nhận vào làm nhân viên phục vụ. Nhân viên phục vụ trong hội quán hầu hết là người khiếm thính như Trị nên môi trường làm việc khá phù hợp với anh, tạo cơ hội cho anh giao tiếp với người cùng cảnh và người không khuyết tật (khách hàng) để tăng khả năng hòa nhập cho Trị. Nhân viên nhóm dự án DRD cũng nhờ người quản lý hội quán chú ý đến Trị, khuyến khích Trị giao tiếp bằng ngôn ngữ nhiều hơn để cải thiện khả năng nói và giao tiếp.
Một thân thể đủ khỏe để làm việc và một công việc ổn định cho thu nhập đủ trang trải cuộc sống là mơ ước của nhiều người khuyết tật, trong đó có chị!
Cửa hàng áo dài móc len Thy Phụng là thành quả phấn đấu từ ước mơ thuở nhỏ của chị Phụng. Ngoài ra, cửa hàng còn bán thêm nhiều loại sản phẩm nhỏ xinh xắn khác cũng làm từ len vụn như: móc khóa, túi đựng điện thoại, USB, mũ, khăn, tranh len vụn,…
Em cảm thấy tốt hơn rất nhiều, không còn ngại ngần trò truyện với mọi người, biết cách bày tỏ mong muốn của mình để mọi người hiểu, thông cảm và có cách ứng xử phù hợp. Điều đó tạo thuận lợi rất nhiều cho em khi làm việc.
Đối với mình, người khuyết tật cũng cần sự hỗ trợ, nhưng chỉ khi cần thiết. Nếu không, lâu dần những hỗ trợ đó vô tình khiến họ cảm thấy mình vô dụng.
DRD như một môi trường mở về tinh thần của mình; và mình không còn nghĩ người khuyết tật là thành phần yếu đuối của xã hội nữa!
Dù mình bị khiếm thính nhưng thật ra mình không hiểu gì nhiều về cộng đồng người đồng cảnh. Hồi xưa mình rất sợ người không may bị khiếm khuyết một phần cơ thể, có khi lỡ chạm vào thôi, mình cũng giật mình. Nhưng sau này, khi sinh hoạt ở DRD, mình hiểu và không còn sợ nữa. Mình lại còn được chính các anh chị giúp đỡ, chia sẻ, giúp mình hiểu hơn về bản thân.
Người khuyết tật chỉ là người bị khiếm khuyết một phần cơ thể. Họ cũng có trái tim, khối óc, cảm xúc yêu thương như bất cứ ai. Điều tôi mong muốn là xã hội nhìn chúng tôi như bao người khác, tôn trọng và tạo cho nhau cơ hội…
Người mình yêu cũng là người khuyết tật, nhưng mình không còn lo sợ, không dám yêu, không dám nghĩ đến một hạnh phúc gia đình như bao người con gái khác nữa. Bởi tình yêu, niềm tin và kĩ năng sẽ giúp bọn mình vượt qua tất cả.
Người khuyết tật không mang dáng dấp của tội nghiệp, đáng thương để lấy tiền hỗ trợ, mà ai cũng có khả năng sống độc lập, bằng khả năng của mình.
Cuộc đời tôi đã thay đổi rất nhiều. Không quan tâm đến khuyết tật bản thân, không sợ ai dòm ngó, bình phẩm, tôi đã tự tin trong học tập, thoả sức vui chơi và cảm nhận niềm hạnh phúc lớn lao khi có thể làm được điều mình muốn.
Mình học được cách chấp nhận mình là người khuyết tật bởi câu nói “nếu muốn xã hội thay đổi cách nhìn về người khuyết tật, trước tiên người khuyết tật phải thay đổi cách nhìn về bản thân mình.” Câu nói đó tác động đến mình rất lớn. Mình bắt đầu thay đổi bản thân, mỗi ngày từng chút một. Ví dụ như trước đây, nói chuyện với ai mình cũng cúi gằm mặt, ai hỏi gì trả lời nấy, giờ thì mình biết nhìn trực diện và tự tin rồi.
Cho đến khi Hoàng làm quen và sống trong những hoạt động, lớp học kĩ năng tại DRD, được biết đầy đủ kiến thức và nhận thức về khuyết tật và người khuyết tật, cô không còn thấy mình bơ vơ, lạc lõng, hay yếu hơn so với những người khác trong xã hội nữa!
Khi đến DRD thì tôi thấy mình có môi trường được chia sẻ, cũng học được nhiều kĩ năng, có cơ hội làm việc hơn, rồi mở lòng với xã hội hơn.
Tham gia DRD, tôi biết nhiều hơn về quyền lợi và cuộc sống của cộng đồng người khuyết tật, cũng chính là của bản thân tôi. Sự thay đổi nhận thức đã giúp tôi tiếp cận nhiều việc có kĩ năng hơn.
Bây giờ, bản thân đã chủ động, biết và quyết định được cuộc sống mình cần gì, làm gì để hướng tới tương lai. Đó là khi Nhị có duyên tiếp cận với những lớp học kĩ năng tại DRD.
Nhưng chính nhiều trải nghiệm lại dần trau dồi cho Luận những rung động tinh tế và cảm xúc hơn trong từng thước hình sau đó. Bởi với Luận, khi ý thức được bản thân của mình hơn, thì đó cũng chính là lúc Luận muốn bứt phá mình, muốn giúp bản thân mình phát triển hơn, để giúp được những người khác cùng cảnh mà thiệt thòi hơn mình.
Đang cập nhật.....
Ngày ấy, tôi thậm chí không dám nghĩ là mình có thể nói chuyện trước đám đông. Tôi làm gì cũng tuỳ tiện, lộn xộn chứ không xác định mục đích rõ ràng. Đến DRD và thời gian đi dạy chữ cho các bé nhiễm HIV ở trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, tôi chợt thấu hiểu giá trị của “cho và nhận” một cách sâu sắc
Trước mình không dám lên tiếng nói với bất cứ ai, như đi vô công viên, khách sạn, có chú bảo vệ bảo “người què không nên đến đây”, hồi trước mình không dám nói gì, nhưng giờ mình đã biết mạnh dạn nói với họ rằng: ai cũng bình đẳng như nhau.
Mỗi khi bước chân vào DRD, niềm hạnh phúc và cảm giác thân thuộc luôn ập đến với tôi.
Tôi vừa quyết định là mình sẽ vừa học thiết kế đồ họa vừa làm tài xế xe ba bánh tại DRD để hỗ trợ những NKT khác đi lại
Nhờ DRD, tôi biết đến quyền của NKT. Trước đó, đến nơi nào có lầu cao, bậc thang,… mình không vào được thì tôi không đến nữa
n
p