Đăng sinh năm 1984, nam, cư trú tại quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Đăng bị bại não nhẹ, gây nên tật nói lắp. Khuyết tật của anh có từ nhỏ do sinh non, cơ thể bị suy dinh dưỡng và mắc chứng rối loạn hệ vận động.
Phải nói Đăng là một trong số ít người khuyết tật có trình độ, anh tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp 4, chuyên ngành Kế toán. Đây có thể nói là 1 lợi thế rất lớn của Đăng, vì công việc kế toán ít đòi hỏi giao tiếp và vận động nên phù hợp với điều kiện thể chất của anh. Tuy nhiên, anh gặp phải một vấn đề khá lớn là nhút nhát, thiếu tự tin vào khả năng của bản thân.
Đăng biết đến chúng tôi từ lâu qua bạn bè và internet. Thế nhưng, ngày đầu tiên anh đến gặp chúng tôi để đặt vấn đề hỗ trợ tìm kiếm việc làm anh lại đi cùng… mẹ. Đó là 1 vấn đề khá lớn đối với một người trong độ tuổi của anh.
Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Đăng không thoải mái và tự tin trả lời câu hỏi của chúng tôi. Trong suốt buổi nói chuyện, chỉ có mẹ của Đăng và chúng tôi trao đổi, còn Đăng ngồi im và chỉ nói khi được hỏi đến”.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi được biết Đăng là con trai duy nhất trong gia đình. Từ nhỏ vì tật bệnh của mình mà Đăng được yêu thương, chăm sóc rất kỹ. Cuộc sống gia đình anh cũng ổn định, thoải mái về vật chất và giàu có về tình cảm.
Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Việc Đăng là con duy nhất trong gia đình đã ảnh hưởng tới cách chăm sóc và giáo dục của cha mẹ đối với anh rất nhiều. Sự bảo bọc quá mức của gia đình có thể đã khiến cho việc xây dựng các mối quan hệ xã hội bên ngoài của Đăng gặp nhiều khó khăn”.
Thậm chí đến nay, dù gần 30 tuổi nhưng anh không có bạn bè để chia sẻ và tâm sự. Anh cũng không biết đi xe máy, đi đâu cũng phải có mẹ chở.
Và theo cách nói chuyện của mẹ Đăng thì hình như ông bà chưa nhận ra vấn đề của anh. Bố mẹ rất tự hào về Đăng, đánh giá anh rất cao và cho là anh rất tự tin. Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Cách mà mẹ Đăng nói chuyện và cử chỉ yêu thương nựng nịu anh như một đứa trẻ mới lớn đã vô tình làm anh không lớn được và cứ nghĩ mình còn là con nít. Điều đó không tốt chút nào cho một người đã đến tuổi trưởng thành”.
Một vấn đề khác của Đăng là anh đi tìm công việc bên ngoài chỉ để làm cho vui chứ không phải vì thu nhập hay không có cơ hội làm việc. Anh có chuyên môn kế toán, bố mẹ anh cũng là kế toán lâu năm và có nhiều mối quan hệ trong ngành. Đăng vẫn có thể làm những công việc dịch vụ mà bố mẹ nhận về nhà làm, thu nhập cũng khá. Bố mẹ Đăng muốn anh ra ngoài làm việc với mục tiêu khá rõ là “cho đỡ buồn, khỏi thui thủi một mình ở nhà”.
Tuy nhiên, trước khi đến với chúng tôi thì anh đã đi làm và nghỉ việc ở 4 công ty với đủ các lý do: công việc nặng, không phù hợp… Ngay trong thời điểm đến với chúng tôi, Đăng đang có ý định nghỉ làm tại công ty hiện tại của anh là công ty Thiên Tâm vì lý do lương thấp, việc nhiều… Điều này cho thấy công việc không phải là mối quan tâm bức thiết của anh và anh chưa tìm thấy niềm vui trong công việc.
Nhân viên nhóm dự án DRD xác định: “Điều quan trọng nhất là giúp Đăng tìm ra niềm vui trong cuộc sống, động lực để mình làm việc và khả năng độc lập giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống”.
Từ đó, chúng tôi đã tạo mọi điều kiện cho anh tham gia các đội nhóm, CLB làm quen – kết bạn… và những khóa tập huấn kỹ năng như: Nhìn nhận giá trị bản thân, Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, Kỹ năng ứng phó với khó khăn, Kỹ năng vượt qua áp lực, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Kỹ năng làm việc nhóm…
Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Mục tiêu chính là giúp Đăng có nhiều bạn bè và nhờ đó tìm cho mình sự đồng cảm và niềm vui, sự tin yêu cuộc sống, tích lũy cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó với những nguy cơ, vấn đề trong cuộc sống, giúp anh hòa nhập xã hội tốt hơn”.
Và trong ca này, nhân viên nhóm dự án DRD trở thành những người tham vấn đồng cảnh, những người bạn để Đăng tư có thể tâm sự và chia sẻ các thắc mắc trong mối quan hệ với người yêu, để anh có thể tự tin hơn trong mối quan hệ tình cảm của minh… Nhân viên nhóm dự án DRD phải tìm đọc những tài liệu về tâm lý, kỹ năng tham vấn để giúp thân chủ của mình thay đổi cách suy nghĩ còn chưa đúng về bản thân, để hành động và thay đổi cuộc đời mình.
Ngoài làm việc trực tiếp với anh, chúng tôi còn thực hiện nhiều đợt vãng gia để trao đổi với mẹ anh về vấn đề cách thức quan tâm chăm sóc Đăng, giúp anh độc lập và tự tin hơn để bước ra xã hội.
Đến nay, sau nhiều lần kiên trì thực hiện việc “trị liệu tâm lý”, tuy chưa thể nói là thay đổi hoàn toàn con người anh nhưng đã có những kết quả nhất định. Đăng hiện vẫn còn gắn bó với công ty mà anh dự định bỏ làm khi mới đến với chúng tôi. Anh bắt đầu yêu công việc kế toán tại công ty dù nó buộc anh phải làm việc nhiều. Anh cũng được giám đốc và đồng nghiệp yêu mến, đánh giá rất cao.
Điều đặc biệt, Đăng đã dám “thoát khỏi mẹ” để đi làm bằng xe buýt. Khả năng giao tiếp của anh cũng tốt hơn, tự tin khi trò truyện trong đám đông. Đăng sống vui hơn vì đã có 1 người bạn gái làm cùng công ty…
Đăng đã thay đổi rất nhiều. bố mẹ anh cũng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn trong cách nhìn nhận giá trị và sự độc lập của con mình.
Cách nuôi dạy của bố mẹ Đăng đối với anh là 1 trong những xu hướng thường thấy trong xã hội Việt Nam. Khi gia đình có điều kiện và yêu thương con, họ thường chăm sóc con cái như “nâng trứng, hứng hoa”. Khi đứa con bị khiếm khuyết thì mức độ quan tâm còn cao hơn. Việc yêu thương, bảo bọc thái quá đó biến con mình thành “con nít suốt đời”, bó mình trong khuôn khổ nhỏ bé của gia đình, không có cuộc sống độc lập và cũng không bao giờ nghĩ đến việc xây dựng cuộc sống riêng của mình.
Thay đổi nhận thức cho thân chủ và gia đình, trang bị cho thân chủ những kỹ năng cần thiết cho cuộc đời là 2 yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó, việc vãng gia, trò truyện cùng người nhà thân chủ cũng như tạo điều kiện cho thân chủ rèn luyện kỹ năng cá nhân và mở rộng mối quan hệ xã hội là hai công việc quan trọng phải tiến hành song song. Đồng thời, phải giúp gia đình nhận ra cách giúp con mình tích cực nhất. Vì thiếu sự hợp tác của gia đình thì việc thay đổi nhận thức và hành vi của thân chủ là hầu như không thể, vai trò của gia đình rất quan trọng với thân chủ
Đăng sinh năm 1984, nam, cư trú tại quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Đăng bị bại não nhẹ, gây nên tật nói lắp. Khuyết tật của anh có từ nhỏ do sinh non, cơ thể bị suy dinh dưỡng và mắc chứng rối loạn hệ vận động.
Phải nói Đăng là một trong số ít người khuyết tật có trình độ, anh tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp 4, chuyên ngành Kế toán. Đây có thể nói là 1 lợi thế rất lớn của Đăng, vì công việc kế toán ít đòi hỏi giao tiếp và vận động nên phù hợp với điều kiện thể chất của anh. Tuy nhiên, anh gặp phải một vấn đề khá lớn là nhút nhát, thiếu tự tin vào khả năng của bản thân.
Đăng biết đến chúng tôi từ lâu qua bạn bè và internet. Thế nhưng, ngày đầu tiên anh đến gặp chúng tôi để đặt vấn đề hỗ trợ tìm kiếm việc làm anh lại đi cùng… mẹ. Đó là 1 vấn đề khá lớn đối với một người trong độ tuổi của anh.
Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Đăng không thoải mái và tự tin trả lời câu hỏi của chúng tôi. Trong suốt buổi nói chuyện, chỉ có mẹ của Đăng và chúng tôi trao đổi, còn Đăng ngồi im và chỉ nói khi được hỏi đến”.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi được biết Đăng là con trai duy nhất trong gia đình. Từ nhỏ vì tật bệnh của mình mà Đăng được yêu thương, chăm sóc rất kỹ. Cuộc sống gia đình anh cũng ổn định, thoải mái về vật chất và giàu có về tình cảm.
Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Việc Đăng là con duy nhất trong gia đình đã ảnh hưởng tới cách chăm sóc và giáo dục của cha mẹ đối với anh rất nhiều. Sự bảo bọc quá mức của gia đình có thể đã khiến cho việc xây dựng các mối quan hệ xã hội bên ngoài của Đăng gặp nhiều khó khăn”.
Thậm chí đến nay, dù gần 30 tuổi nhưng anh không có bạn bè để chia sẻ và tâm sự. Anh cũng không biết đi xe máy, đi đâu cũng phải có mẹ chở.
Và theo cách nói chuyện của mẹ Đăng thì hình như ông bà chưa nhận ra vấn đề của anh. Bố mẹ rất tự hào về Đăng, đánh giá anh rất cao và cho là anh rất tự tin. Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Cách mà mẹ Đăng nói chuyện và cử chỉ yêu thương nựng nịu anh như một đứa trẻ mới lớn đã vô tình làm anh không lớn được và cứ nghĩ mình còn là con nít. Điều đó không tốt chút nào cho một người đã đến tuổi trưởng thành”.
Một vấn đề khác của Đăng là anh đi tìm công việc bên ngoài chỉ để làm cho vui chứ không phải vì thu nhập hay không có cơ hội làm việc. Anh có chuyên môn kế toán, bố mẹ anh cũng là kế toán lâu năm và có nhiều mối quan hệ trong ngành. Đăng vẫn có thể làm những công việc dịch vụ mà bố mẹ nhận về nhà làm, thu nhập cũng khá. Bố mẹ Đăng muốn anh ra ngoài làm việc với mục tiêu khá rõ là “cho đỡ buồn, khỏi thui thủi một mình ở nhà”.
Tuy nhiên, trước khi đến với chúng tôi thì anh đã đi làm và nghỉ việc ở 4 công ty với đủ các lý do: công việc nặng, không phù hợp… Ngay trong thời điểm đến với chúng tôi, Đăng đang có ý định nghỉ làm tại công ty hiện tại của anh là công ty Thiên Tâm vì lý do lương thấp, việc nhiều… Điều này cho thấy công việc không phải là mối quan tâm bức thiết của anh và anh chưa tìm thấy niềm vui trong công việc.
Nhân viên nhóm dự án DRD xác định: “Điều quan trọng nhất là giúp Đăng tìm ra niềm vui trong cuộc sống, động lực để mình làm việc và khả năng độc lập giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống”.
Từ đó, chúng tôi đã tạo mọi điều kiện cho anh tham gia các đội nhóm, CLB làm quen – kết bạn… và những khóa tập huấn kỹ năng như: Nhìn nhận giá trị bản thân, Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, Kỹ năng ứng phó với khó khăn, Kỹ năng vượt qua áp lực, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Kỹ năng làm việc nhóm…
Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Mục tiêu chính là giúp Đăng có nhiều bạn bè và nhờ đó tìm cho mình sự đồng cảm và niềm vui, sự tin yêu cuộc sống, tích lũy cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó với những nguy cơ, vấn đề trong cuộc sống, giúp anh hòa nhập xã hội tốt hơn”.
Và trong ca này, nhân viên nhóm dự án DRD trở thành những người tham vấn đồng cảnh, những người bạn để Đăng tư có thể tâm sự và chia sẻ các thắc mắc trong mối quan hệ với người yêu, để anh có thể tự tin hơn trong mối quan hệ tình cảm của minh… Nhân viên nhóm dự án DRD phải tìm đọc những tài liệu về tâm lý, kỹ năng tham vấn để giúp thân chủ của mình thay đổi cách suy nghĩ còn chưa đúng về bản thân, để hành động và thay đổi cuộc đời mình.
Ngoài làm việc trực tiếp với anh, chúng tôi còn thực hiện nhiều đợt vãng gia để trao đổi với mẹ anh về vấn đề cách thức quan tâm chăm sóc Đăng, giúp anh độc lập và tự tin hơn để bước ra xã hội.
Đến nay, sau nhiều lần kiên trì thực hiện việc “trị liệu tâm lý”, tuy chưa thể nói là thay đổi hoàn toàn con người anh nhưng đã có những kết quả nhất định. Đăng hiện vẫn còn gắn bó với công ty mà anh dự định bỏ làm khi mới đến với chúng tôi. Anh bắt đầu yêu công việc kế toán tại công ty dù nó buộc anh phải làm việc nhiều. Anh cũng được giám đốc và đồng nghiệp yêu mến, đánh giá rất cao.
Điều đặc biệt, Đăng đã dám “thoát khỏi mẹ” để đi làm bằng xe buýt. Khả năng giao tiếp của anh cũng tốt hơn, tự tin khi trò truyện trong đám đông. Đăng sống vui hơn vì đã có 1 người bạn gái làm cùng công ty…
Đăng đã thay đổi rất nhiều. bố mẹ anh cũng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn trong cách nhìn nhận giá trị và sự độc lập của con mình.
Cách nuôi dạy của bố mẹ Đăng đối với anh là 1 trong những xu hướng thường thấy trong xã hội Việt Nam. Khi gia đình có điều kiện và yêu thương con, họ thường chăm sóc con cái như “nâng trứng, hứng hoa”. Khi đứa con bị khiếm khuyết thì mức độ quan tâm còn cao hơn. Việc yêu thương, bảo bọc thái quá đó biến con mình thành “con nít suốt đời”, bó mình trong khuôn khổ nhỏ bé của gia đình, không có cuộc sống độc lập và cũng không bao giờ nghĩ đến việc xây dựng cuộc sống riêng của mình.
Thay đổi nhận thức cho thân chủ và gia đình, trang bị cho thân chủ những kỹ năng cần thiết cho cuộc đời là 2 yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó, việc vãng gia, trò truyện cùng người nhà thân chủ cũng như tạo điều kiện cho thân chủ rèn luyện kỹ năng cá nhân và mở rộng mối quan hệ xã hội là hai công việc quan trọng phải tiến hành song song. Đồng thời, phải giúp gia đình nhận ra cách giúp con mình tích cực nhất. Vì thiếu sự hợp tác của gia đình thì việc thay đổi nhận thức và hành vi của thân chủ là hầu như không thể, vai trò của gia đình rất quan trọng với thân chủ