Hiểu mình để ước mơ vươn xa hơn
Hiền lành trong một đám đông, đó là điều dễ nhận thấy ở cậu sinh viên khiếm thị Nguyễn Trí Tính. Nhưng bên trong đó lại ẩn chứa một nỗ lực mạnh mẽ bước ra đời, trước hết là tìm kiếm, tự hiểu chính bản thân mình…
10 ăm trước đây, Tính là một cậu học sinh vô tư, hồn nhiên, dù đôi mắt mình không sáng. Nhưng chỉ sau một lần đi chơi bị bạn bè, người lớn xung quanh đem đôi mắt Tính ra làm trò cười, Tính thấy rất đau, rồi co mình sống cách biệt với xung quanh hẳn. Vào đại học, Tính khao khát thoát ra khỏi số phận khuyết tật của mình. Sau một năm học ngành Anh Văn Đại học Mở TP.HCM, nhận thấy bản thân không thích và không có năng khiếu, Tính mạnh dạn chuyển sang học ngành Tâm lý của Đại học KHXH&NV TP.HCM. “Mình thấy đa số người khiếm thị như mình đều làm nghề mát xa hoặc bán vé số, nhưng mình không muốn vậy. Mình muốn được học ngành mình ham thích”, Tính bộc bạch. Tính cũng muốn được học kiến thức tâm lý để tự mổ xẻ, giải thích được nguyên căn vấn đề của bản thân; sau nữa là muốn giúp đỡ những người đồng cảnh.
Nhưng Tính thú thật: hiểu được vấn đề của mình là một chuyện, còn thoát ra được nó hay không là một vấn đề khác. Nỗi tổn thương bao năm qua vẫn đeo đẳng, dày vò cậu sinh viên hiền lành này. Khi có điều kiện tham gia các khoá học của DRD, sinh hoạt tại đây, cậu nhận ra những giá trị riêng của bản thân mình, mình không phải kẻ vô dụng. “Mình không còn đôi mắt nhưng mình còn nhiều năng lực khác. Khuyết tật cũng không phải điều quá bất hạnh. Họ không kêu la, đau khổ, tại sao mình vùi dập mình như vậy?”, Tính tâm sự.
Sự thay đổi sâu sắc, tưởng đơn giản này đã giúp Tính mạnh mẽ hơn rất nhiều. Cậu biết học hành khoa học hơn, có định hướng và hoạch định rõ ràng cho tương lai mình. Đối với cậu, người khuyết tật cũng cần sự hỗ trợ, nhưng chỉ khi cần thiết. Nếu không, lâu dần những hỗ trợ đó vô tình khiến họ cảm thấy mình vô dụng. Vì vậy, dù luôn phải nỗ lực và mất sức hơn khi theo học đại học so với nhiều người, thì Tính cũng không thấy làm nản lòng. Tính chia sẻ: năm sau ra trường, cậu sẽ làm việc ở một mái ấm và tranh thủ làm thêm bên ngoài. Và xa hơn, mục tiêu của cậu là đi du học thạc sĩ ngành Tâm lý là để vươn xa hơn với ước mơ của mình…
Hiểu mình để ước mơ vươn xa hơn
Hiền lành trong một đám đông, đó là điều dễ nhận thấy ở cậu sinh viên khiếm thị Nguyễn Trí Tính. Nhưng bên trong đó lại ẩn chứa một nỗ lực mạnh mẽ bước ra đời, trước hết là tìm kiếm, tự hiểu chính bản thân mình…
10 ăm trước đây, Tính là một cậu học sinh vô tư, hồn nhiên, dù đôi mắt mình không sáng. Nhưng chỉ sau một lần đi chơi bị bạn bè, người lớn xung quanh đem đôi mắt Tính ra làm trò cười, Tính thấy rất đau, rồi co mình sống cách biệt với xung quanh hẳn. Vào đại học, Tính khao khát thoát ra khỏi số phận khuyết tật của mình. Sau một năm học ngành Anh Văn Đại học Mở TP.HCM, nhận thấy bản thân không thích và không có năng khiếu, Tính mạnh dạn chuyển sang học ngành Tâm lý của Đại học KHXH&NV TP.HCM. “Mình thấy đa số người khiếm thị như mình đều làm nghề mát xa hoặc bán vé số, nhưng mình không muốn vậy. Mình muốn được học ngành mình ham thích”, Tính bộc bạch. Tính cũng muốn được học kiến thức tâm lý để tự mổ xẻ, giải thích được nguyên căn vấn đề của bản thân; sau nữa là muốn giúp đỡ những người đồng cảnh.
Nhưng Tính thú thật: hiểu được vấn đề của mình là một chuyện, còn thoát ra được nó hay không là một vấn đề khác. Nỗi tổn thương bao năm qua vẫn đeo đẳng, dày vò cậu sinh viên hiền lành này. Khi có điều kiện tham gia các khoá học của DRD, sinh hoạt tại đây, cậu nhận ra những giá trị riêng của bản thân mình, mình không phải kẻ vô dụng. “Mình không còn đôi mắt nhưng mình còn nhiều năng lực khác. Khuyết tật cũng không phải điều quá bất hạnh. Họ không kêu la, đau khổ, tại sao mình vùi dập mình như vậy?”, Tính tâm sự.
Sự thay đổi sâu sắc, tưởng đơn giản này đã giúp Tính mạnh mẽ hơn rất nhiều. Cậu biết học hành khoa học hơn, có định hướng và hoạch định rõ ràng cho tương lai mình. Đối với cậu, người khuyết tật cũng cần sự hỗ trợ, nhưng chỉ khi cần thiết. Nếu không, lâu dần những hỗ trợ đó vô tình khiến họ cảm thấy mình vô dụng. Vì vậy, dù luôn phải nỗ lực và mất sức hơn khi theo học đại học so với nhiều người, thì Tính cũng không thấy làm nản lòng. Tính chia sẻ: năm sau ra trường, cậu sẽ làm việc ở một mái ấm và tranh thủ làm thêm bên ngoài. Và xa hơn, mục tiêu của cậu là đi du học thạc sĩ ngành Tâm lý là để vươn xa hơn với ước mơ của mình…