Danh sách đóng góp

Đóng góp

Nguyễn Thị Thanh Hoa

Thay đổi cuộc sống đến từ những điều rất nhỏ

 

Khi bỏ đi được những cố chấp đến mức luôn tự giam hãm nhiều nỗi sợ hãi bên trong mình, khiến bản thân loay hoay hoài với đôi chân khuyết tật, giờ thì Nguyễn Thị Thanh Hoa đã cảm thấy cuộc sống mình nhẹ nhàng hơn rất nhiều.   

“Ngày xưa, mình luôn nghĩ mình là gánh nặng lớn nhất của bố mẹ vì đôi chân tật nguyền. Nhà mình nghèo nhất làng. Mẹ phải oằn lưng gánh thúng lúa, mớ khoai ra chợ bán kiếm từng đồng lẻ. Bố thì làm đủ nghề: phụ hồ, sửa xe đạp, sửa điện, bán nước chè... Làm quần quật, vất vả suốt ngày đêm nhưng gia đình mình vẫn không thể khấm khá lên được, bởi tất cả những gì nhà mình có và vay mượn được đều phải dồn lại để đưa mình ra Hà Nội điều trị”, Nguyễn Thị Thanh Hoa tâm sự. Với Hoa, nó gần như là nỗi day dứt lẫn mặc cảm thầm kín mà bản thân chưa thể cảm thấy bình thường.

Vì vậy ngay từ lúc nhỏ, Hoa luôn nỗ lực hết mình: tập đi lại được bằng đôi chân, học thật giỏi, tận dụng năng khiếu viết lách của mình để có tiền phụ ba mẹ… Nhưng Hoa vẫn giữ mình ở trong những mối quan hệ hẹp và không chủ động. Vì cô nghĩ, “người khuyết tật thì không nên xuất hiện quá nhiều trước mặt mọi người, chỉ khiến họ thêm thương hại mình”.

Vào Sài Gòn học đại học Sư phạm, Hoa không chịu đi xe ba bánh cho an toàn, mà quyết phải chạy xe hai bánh. Hoa nghĩ “mình không bị khuyết tật đến mức tệ vậy”, và cũng không muốn đi đâu sẽ bị người ta nhìn. Nhưng dù cái xe nhẹ, thấp cỡ nào thì Hoa vẫn đi lại rất khó khăn. Thậm chí hai chân đã chạm đất, chiếc xe vẫn không thể vững… Những cố chấp nho nhỏ cứ như vậy. Mọi chuyện chỉ thay đổi dần khi Hoa có điều kiện sinh hoạt, tiếp cận với bản chất của vấn đề “khuyết tật” và nhiều người đồng cảnh hơn. Hoa chia sẻ, những khoá học về kĩ năng giao tiếp, nói chuyện trước đám đông, làm việc nhóm,… ở DRD giúp Hoa tự tin và làm việc khoa học hơn. Nhưng quan trọng nhất, với những hỗ trợ, chia sẻ giải quyết vấn đề, từ những điều nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày, đến những gút mắc trong tâm lý suy nghĩ, cô đã biết ghi nhận những gì mình làm được, chấp nhận mình khuyết tật, chịu trách nhiệm những gì mình đã làm.

Cô gái này dần thấy cuộc sống mình nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười hơn. Cô hay bày trò cho mọi người cùng vui chơi, không còn run đến vấp té khi đứng trước đám đông, và đã nghĩ “người khuyết tật yêu và lập gia đình là bình thường”… Những thay đổi tự thân mỗi ngày như thế, dù có thể bình thường với nhiều người, nhưng lại luôn là những giá trị rất bền vững. Khi đó, bạn đã tự tạo cho mình được một gia tài…

Thay đổi cuộc sống đến từ những điều rất nhỏ

 

Khi bỏ đi được những cố chấp đến mức luôn tự giam hãm nhiều nỗi sợ hãi bên trong mình, khiến bản thân loay hoay hoài với đôi chân khuyết tật, giờ thì Nguyễn Thị Thanh Hoa đã cảm thấy cuộc sống mình nhẹ nhàng hơn rất nhiều.   

“Ngày xưa, mình luôn nghĩ mình là gánh nặng lớn nhất của bố mẹ vì đôi chân tật nguyền. Nhà mình nghèo nhất làng. Mẹ phải oằn lưng gánh thúng lúa, mớ khoai ra chợ bán kiếm từng đồng lẻ. Bố thì làm đủ nghề: phụ hồ, sửa xe đạp, sửa điện, bán nước chè... Làm quần quật, vất vả suốt ngày đêm nhưng gia đình mình vẫn không thể khấm khá lên được, bởi tất cả những gì nhà mình có và vay mượn được đều phải dồn lại để đưa mình ra Hà Nội điều trị”, Nguyễn Thị Thanh Hoa tâm sự. Với Hoa, nó gần như là nỗi day dứt lẫn mặc cảm thầm kín mà bản thân chưa thể cảm thấy bình thường.

Vì vậy ngay từ lúc nhỏ, Hoa luôn nỗ lực hết mình: tập đi lại được bằng đôi chân, học thật giỏi, tận dụng năng khiếu viết lách của mình để có tiền phụ ba mẹ… Nhưng Hoa vẫn giữ mình ở trong những mối quan hệ hẹp và không chủ động. Vì cô nghĩ, “người khuyết tật thì không nên xuất hiện quá nhiều trước mặt mọi người, chỉ khiến họ thêm thương hại mình”.

Vào Sài Gòn học đại học Sư phạm, Hoa không chịu đi xe ba bánh cho an toàn, mà quyết phải chạy xe hai bánh. Hoa nghĩ “mình không bị khuyết tật đến mức tệ vậy”, và cũng không muốn đi đâu sẽ bị người ta nhìn. Nhưng dù cái xe nhẹ, thấp cỡ nào thì Hoa vẫn đi lại rất khó khăn. Thậm chí hai chân đã chạm đất, chiếc xe vẫn không thể vững… Những cố chấp nho nhỏ cứ như vậy. Mọi chuyện chỉ thay đổi dần khi Hoa có điều kiện sinh hoạt, tiếp cận với bản chất của vấn đề “khuyết tật” và nhiều người đồng cảnh hơn. Hoa chia sẻ, những khoá học về kĩ năng giao tiếp, nói chuyện trước đám đông, làm việc nhóm,… ở DRD giúp Hoa tự tin và làm việc khoa học hơn. Nhưng quan trọng nhất, với những hỗ trợ, chia sẻ giải quyết vấn đề, từ những điều nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày, đến những gút mắc trong tâm lý suy nghĩ, cô đã biết ghi nhận những gì mình làm được, chấp nhận mình khuyết tật, chịu trách nhiệm những gì mình đã làm.

Cô gái này dần thấy cuộc sống mình nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười hơn. Cô hay bày trò cho mọi người cùng vui chơi, không còn run đến vấp té khi đứng trước đám đông, và đã nghĩ “người khuyết tật yêu và lập gia đình là bình thường”… Những thay đổi tự thân mỗi ngày như thế, dù có thể bình thường với nhiều người, nhưng lại luôn là những giá trị rất bền vững. Khi đó, bạn đã tự tạo cho mình được một gia tài…