Danh sách đóng góp

Đóng góp

Vũ Thị Kim Hòa

Hòa sinh năm 1963, nữ, cư trú tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

Chị bị khuyết tật vận động do sốt bại liệt nhưng chị cố gắng học tập đạt trình độ 12/12, tự lập rất cao trong đời sống kinh tế. Chị là đối tượng khảo sát trong nhóm xây dựng doanh nghiệp.

Có thể nói chị Hòa là điển hình thành công của doanh nhân là phụ nữ khuyết tật. Cách đây gần 30 năm, khi bước vào tuổi trưởng thành chị đã có ý thức cố gắng học lấy 1 cái nghề để làm việc và nuôi bản thân, gia đình. Vì chị biết không ai có thể bảo bọc mình suốt đời.

Căn cứ vào điều kiện sức khỏe và nhu cầu hàng hóa địa phương, chị Hòa chọn học nghề đan len. Với công việc này, chị không phải di chuyển nhiều, chỉ sử dụng đôi tay để làm việc và ở xứ sở giá rét như vùng cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) thì sản phẩm len rất dễ tiêu thụ.

Thời gian đã chứng minh lựa chọn của chị rất chính xác. Trong 30 năm dài chị đã làm thêm rất nhiều nghề tai trái như chăn nuôi, buôn bán… nhưng nghề chính là đan len vẫn theo chị suốt từ bấy đến nay, nó giúp chị gầy dựng nên sự nghiệp ngày hôm nay.

Đến năm 2003, khi thấy nhu cầu thị trường ngày càng lớn, kinh tế gia đình cũng thoải mái hơn, chị Hòa mở rộng từ quy mô kinh doanh gia đình thành 1 cơ sở đan len Trúc Quỳnh với 10 nhân công. Ban đầu, sản phẩm chỉ được chị đem đi tiêu thụ tại các cửa hàng ở địa phương. Sau chị mở rộng dần ra địa bàn các tỉnh khác, đem về Tp. Hồ Chí Minh, đưa vào siêu thị và cả xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài…

Tuy nhiên, do chỉ là cơ sở sản xuất nhỏ nên mọi giao dịch xuất khẩu của cơ sở len Trúc Quỳnh đều qua trung gian, chủ yếu lấy công làm lời nên lợi nhuận không cao. Dù vậy, đó là cực hạn mà người phụ nữ khuyết tật vùng quê vốn chỉ có trình độ 12/12, vươn lên bằng một nghề thủ công truyền thống có thể làm được.

Tháng 7/2010, nhóm nhân viên dự án DRD mời chị Hòa tham gia tập huấn lớp khởi sự doanh nghiệp tại DRD nhằm giúp chị học tập kiến thức hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Với kinh nghiệm thực tế phong phú cộng với kiến thức khái quát học được tại đây, công việc kinh doanh của chị đã bắt đầu khởi sắc nhanh chóng. Chị Hòa cho biết: “Chị đã biết phân công trách nhiệm, tính chi phí giá thành sản phẩm, cộng hao mòn máy móc, và mặt bằng; biết phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh...”.

Và sau đó, cơ sở len Trúc Quỳnh đã sát nhập cùng nhiều tổ, nhóm gia công sản phẩm len khác để thành lập thành hợp tác xã len Hữu Hòa với 25 hội viên (chủ yếu là người khuyết tật) do chị làm chủ nhiệm.  HTX cũng mở rộng thêm thị trường phân phối, tăng cường mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh công tác tiếp thị hình ảnh…

Tuy nhiên, qua trao đổi với chị, chúng tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh của HTX len Hữu Hòa vẫn còn nhiều vấn đề như quản lý nhân sự, tài chính; bao bì và thương hiệu; phân phối qua trung gian…

Nhóm nhân viên dự án DRD đánh giá: “Nếu có sự hỗ trợ thích hợp, công việc kinh doanh của chị Hòa sẽ phát triển tốt hơn nữa. Quan trọng nhất trong thời điểm này là phải giúp chị hoàn thiện kỹ năng của 1 người quản lý để điều hành doanh nghiệp tốt hơn”.

Chính vì vậy, chúng tôi đã nhờ đến sự hỗ trợ của đội SIFE – ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (SIFE là tổ chức phi lợi nhuận tập trung những chuyên gia, sinh viên kinh tế để hỗ trợ họ hoàn thiện kỹ năng trở thành những doanh nhân có trách nhiệm với xã hội). Trong thời gian từ tháng 4/2012 – tháng 7/2012, đội SIFE đã thực hiện 4 đợt khảo sát hoạt động của cơ sở và thị trường sản phẩm. Từ đó, đội SIFE đã trao đổi cùng chủ nhiệm HTX và đưa ra nhiều kiến nghị như thay đổi mẫu mã sản phẩm, làm bao bì bắt mắt cho sản phẩm để tạo thương hiệu riêng; đầu tư cho marketing nhiều hơn…

Đến cuối 2011, sản phẩm của HTX đã có nhiều thay đổi như sản phẩm đa dạng phong phú, bao bì đẹp, đóng gói kỹ càng và có nhãn hiệu riêng, có địa chỉ liên lạc trên bao bì sản phẩm, tổ chức dạy nghề để tìm nguồn lao động thời vụ… HTX còn cử nhân viên đi học kỹ năng tin học để phục vụ công tác quản lý văn phòng, bán hàng qua mạng…

Bên cạnh đó, HTX len Hữu Hòa đầu tư tham gia nhiều chương trình quảng bá sản phẩm và thương hiệu như Ngày hội du lịch 2011 tại Tp. Hồ Chí Minh, mở cửa hàng trưng bày tại Đà Lạt và Tp. Hồ Chí Minh, tìm đại lý mở chi nhánh tại các khu du lịch lớn ở các tình thành như Đắk Lắk, Đà Nẵng...

Thời gian này, HTX len Hữu Hòa phát triển khá nhanh. Đến thời điểm cuối năm 2011, HTX có khi quản lý đến cả 150 lao động (cả lao động thời vụ, gia công…). Nhưng quy mô lớn cũng đem tới nhiều khó khăn hơn. Lúc này thì mô hình quản lý HTX với bộ máy quản lý chưa được đào tạo bài bản xuất hiện nhiều vấn đề khi ban chủ nhiệm khó thống nhất, có người nhiều việc, có người ít việc, phân công lao động không tốt…

Thời điểm này cũng là thời điểm dự án kết thúc, chúng tôi chấm dứt hoạt động hỗ trợ chị Hòa sau khi nhờ đội SIFE giúp chị lập bản kế hoạch đầu tư cho tương lai của cơ sở kinh doanh Hữu Hòa. Một trong những đề xuất quan trọng của chúng tôi là chị nên thành lập công ty và điều hành theo mô hình công ty để thống nhất quản lý, phân cấp hợp lý, phân công rõ ràng thì hoạt động kinh doanh sẽ ổn định hơn khi quy mô ngày càng lớn.

Đến thời điểm đầu năm 2012, được biết là chị Hòa đã thành lập Công ty TNHH Trúc Quỳnh từ cơ sở HTX len Hữu Hòa với hơn 50 lao động là người khuyết tật. Dù không còn liên hệ với chị trong khuôn khổ dự án, chúng tôi vẫn mừng cho chị, một phụ nữ khuyết tật kiên cường và giỏi giang. Mong chị sẽ thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp và hỗ trợ người đồng cảnh!

Có thể nói trong ca này nhóm nhân viên dự án DRD chưa thể hỗ trợ chị Hòa tốt nhất vì quy mô dự án không cho phép, chúng tôi không thể mời những chuyên gia kinh tế tốt nhất để trực tiếp tư vấn xây dựng doanh nghiệp cho thân chủ. Do đó, khi cơ sở của thân chủ phát triển đến một mức độ nhất định, hoạt động của nó trở nên quá tầm hỗ trợ của chuyên viên mà nhóm nhân viên dự án DRD có được.

Tuy nhiên, thành công trong ca này là nhóm nhân viên dự án DRD đã hỗ trợ được thân chủ trong việc xây dựng kỹ năng kinh doanh cho bản thân, từ việc hỗ trợ các khóa học kinh doanh bài bản đến nhóm tư vấn kinh tế chuyên nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi cũng giúp thân chủ xây dựng kế hoạch cải thiện hoạt động kinh doanh rõ ràng và thuyết phục thân chủ thực hiện kế hoạch đó. Bước đầu đã cho thấy thành công trong việc nâng chất sản phẩm của cơ sở, đổi mới hình ảnh HTX len Hữu Hòa, mở rộng thị trường phân phối, tăng cường quy mô sản xuất…

Kinh nghiệm chủ yếu của ca là cần có sự hỗ trợ hợp lý cho từng tình huống ca. Như ở ca này, kỹ năng quản lý doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với thân chủ. Chỉ cần có kỹ năng quản lý tốt, với kinh nghiệm, kỹ năng nghề, mối quan hệ nghề nghiệp sẵn có của thân chủ, họ hoàn toàn có thể tự phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Hòa sinh năm 1963, nữ, cư trú tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

Chị bị khuyết tật vận động do sốt bại liệt nhưng chị cố gắng học tập đạt trình độ 12/12, tự lập rất cao trong đời sống kinh tế. Chị là đối tượng khảo sát trong nhóm xây dựng doanh nghiệp.

Có thể nói chị Hòa là điển hình thành công của doanh nhân là phụ nữ khuyết tật. Cách đây gần 30 năm, khi bước vào tuổi trưởng thành chị đã có ý thức cố gắng học lấy 1 cái nghề để làm việc và nuôi bản thân, gia đình. Vì chị biết không ai có thể bảo bọc mình suốt đời.

Căn cứ vào điều kiện sức khỏe và nhu cầu hàng hóa địa phương, chị Hòa chọn học nghề đan len. Với công việc này, chị không phải di chuyển nhiều, chỉ sử dụng đôi tay để làm việc và ở xứ sở giá rét như vùng cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) thì sản phẩm len rất dễ tiêu thụ.

Thời gian đã chứng minh lựa chọn của chị rất chính xác. Trong 30 năm dài chị đã làm thêm rất nhiều nghề tai trái như chăn nuôi, buôn bán… nhưng nghề chính là đan len vẫn theo chị suốt từ bấy đến nay, nó giúp chị gầy dựng nên sự nghiệp ngày hôm nay.

Đến năm 2003, khi thấy nhu cầu thị trường ngày càng lớn, kinh tế gia đình cũng thoải mái hơn, chị Hòa mở rộng từ quy mô kinh doanh gia đình thành 1 cơ sở đan len Trúc Quỳnh với 10 nhân công. Ban đầu, sản phẩm chỉ được chị đem đi tiêu thụ tại các cửa hàng ở địa phương. Sau chị mở rộng dần ra địa bàn các tỉnh khác, đem về Tp. Hồ Chí Minh, đưa vào siêu thị và cả xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài…

Tuy nhiên, do chỉ là cơ sở sản xuất nhỏ nên mọi giao dịch xuất khẩu của cơ sở len Trúc Quỳnh đều qua trung gian, chủ yếu lấy công làm lời nên lợi nhuận không cao. Dù vậy, đó là cực hạn mà người phụ nữ khuyết tật vùng quê vốn chỉ có trình độ 12/12, vươn lên bằng một nghề thủ công truyền thống có thể làm được.

Tháng 7/2010, nhóm nhân viên dự án DRD mời chị Hòa tham gia tập huấn lớp khởi sự doanh nghiệp tại DRD nhằm giúp chị học tập kiến thức hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Với kinh nghiệm thực tế phong phú cộng với kiến thức khái quát học được tại đây, công việc kinh doanh của chị đã bắt đầu khởi sắc nhanh chóng. Chị Hòa cho biết: “Chị đã biết phân công trách nhiệm, tính chi phí giá thành sản phẩm, cộng hao mòn máy móc, và mặt bằng; biết phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh...”.

Và sau đó, cơ sở len Trúc Quỳnh đã sát nhập cùng nhiều tổ, nhóm gia công sản phẩm len khác để thành lập thành hợp tác xã len Hữu Hòa với 25 hội viên (chủ yếu là người khuyết tật) do chị làm chủ nhiệm.  HTX cũng mở rộng thêm thị trường phân phối, tăng cường mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh công tác tiếp thị hình ảnh…

Tuy nhiên, qua trao đổi với chị, chúng tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh của HTX len Hữu Hòa vẫn còn nhiều vấn đề như quản lý nhân sự, tài chính; bao bì và thương hiệu; phân phối qua trung gian…

Nhóm nhân viên dự án DRD đánh giá: “Nếu có sự hỗ trợ thích hợp, công việc kinh doanh của chị Hòa sẽ phát triển tốt hơn nữa. Quan trọng nhất trong thời điểm này là phải giúp chị hoàn thiện kỹ năng của 1 người quản lý để điều hành doanh nghiệp tốt hơn”.

Chính vì vậy, chúng tôi đã nhờ đến sự hỗ trợ của đội SIFE – ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (SIFE là tổ chức phi lợi nhuận tập trung những chuyên gia, sinh viên kinh tế để hỗ trợ họ hoàn thiện kỹ năng trở thành những doanh nhân có trách nhiệm với xã hội). Trong thời gian từ tháng 4/2012 – tháng 7/2012, đội SIFE đã thực hiện 4 đợt khảo sát hoạt động của cơ sở và thị trường sản phẩm. Từ đó, đội SIFE đã trao đổi cùng chủ nhiệm HTX và đưa ra nhiều kiến nghị như thay đổi mẫu mã sản phẩm, làm bao bì bắt mắt cho sản phẩm để tạo thương hiệu riêng; đầu tư cho marketing nhiều hơn…

Đến cuối 2011, sản phẩm của HTX đã có nhiều thay đổi như sản phẩm đa dạng phong phú, bao bì đẹp, đóng gói kỹ càng và có nhãn hiệu riêng, có địa chỉ liên lạc trên bao bì sản phẩm, tổ chức dạy nghề để tìm nguồn lao động thời vụ… HTX còn cử nhân viên đi học kỹ năng tin học để phục vụ công tác quản lý văn phòng, bán hàng qua mạng…

Bên cạnh đó, HTX len Hữu Hòa đầu tư tham gia nhiều chương trình quảng bá sản phẩm và thương hiệu như Ngày hội du lịch 2011 tại Tp. Hồ Chí Minh, mở cửa hàng trưng bày tại Đà Lạt và Tp. Hồ Chí Minh, tìm đại lý mở chi nhánh tại các khu du lịch lớn ở các tình thành như Đắk Lắk, Đà Nẵng...

Thời gian này, HTX len Hữu Hòa phát triển khá nhanh. Đến thời điểm cuối năm 2011, HTX có khi quản lý đến cả 150 lao động (cả lao động thời vụ, gia công…). Nhưng quy mô lớn cũng đem tới nhiều khó khăn hơn. Lúc này thì mô hình quản lý HTX với bộ máy quản lý chưa được đào tạo bài bản xuất hiện nhiều vấn đề khi ban chủ nhiệm khó thống nhất, có người nhiều việc, có người ít việc, phân công lao động không tốt…

Thời điểm này cũng là thời điểm dự án kết thúc, chúng tôi chấm dứt hoạt động hỗ trợ chị Hòa sau khi nhờ đội SIFE giúp chị lập bản kế hoạch đầu tư cho tương lai của cơ sở kinh doanh Hữu Hòa. Một trong những đề xuất quan trọng của chúng tôi là chị nên thành lập công ty và điều hành theo mô hình công ty để thống nhất quản lý, phân cấp hợp lý, phân công rõ ràng thì hoạt động kinh doanh sẽ ổn định hơn khi quy mô ngày càng lớn.

Đến thời điểm đầu năm 2012, được biết là chị Hòa đã thành lập Công ty TNHH Trúc Quỳnh từ cơ sở HTX len Hữu Hòa với hơn 50 lao động là người khuyết tật. Dù không còn liên hệ với chị trong khuôn khổ dự án, chúng tôi vẫn mừng cho chị, một phụ nữ khuyết tật kiên cường và giỏi giang. Mong chị sẽ thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp và hỗ trợ người đồng cảnh!

Có thể nói trong ca này nhóm nhân viên dự án DRD chưa thể hỗ trợ chị Hòa tốt nhất vì quy mô dự án không cho phép, chúng tôi không thể mời những chuyên gia kinh tế tốt nhất để trực tiếp tư vấn xây dựng doanh nghiệp cho thân chủ. Do đó, khi cơ sở của thân chủ phát triển đến một mức độ nhất định, hoạt động của nó trở nên quá tầm hỗ trợ của chuyên viên mà nhóm nhân viên dự án DRD có được.

Tuy nhiên, thành công trong ca này là nhóm nhân viên dự án DRD đã hỗ trợ được thân chủ trong việc xây dựng kỹ năng kinh doanh cho bản thân, từ việc hỗ trợ các khóa học kinh doanh bài bản đến nhóm tư vấn kinh tế chuyên nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi cũng giúp thân chủ xây dựng kế hoạch cải thiện hoạt động kinh doanh rõ ràng và thuyết phục thân chủ thực hiện kế hoạch đó. Bước đầu đã cho thấy thành công trong việc nâng chất sản phẩm của cơ sở, đổi mới hình ảnh HTX len Hữu Hòa, mở rộng thị trường phân phối, tăng cường quy mô sản xuất…

Kinh nghiệm chủ yếu của ca là cần có sự hỗ trợ hợp lý cho từng tình huống ca. Như ở ca này, kỹ năng quản lý doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với thân chủ. Chỉ cần có kỹ năng quản lý tốt, với kinh nghiệm, kỹ năng nghề, mối quan hệ nghề nghiệp sẵn có của thân chủ, họ hoàn toàn có thể tự phát triển hoạt động kinh doanh của mình.