Ngà sinh năm 1986, nữ, hiện cư trú tại quận 12, Tp. Hồ Chí Minh.
So với mặt bằng học vấn chung của người khuyết tật Việt Nam, Ngà có học vấn cao (đại học). Do di chứng chất độc da cảm (bố Ngà tham gia chiến đầu tại chiến trường miền Nam) nên cô bị teo cơ, yếu nửa thân bên phải (tay chân đều yếu), cơ thể yếu ớt, thường xuyên cảm sốt.
Ngà sinh ra trong 1 gia đình khó khăn ở vùng quê nghèo Nghệ An. Bố mẹ Ngà đã lớn tuổi, sống bằng đồng lương hưu trí ít ỏi nên cũng không giúp gì được cho cô nhiều. Hoàn cảnh gia đình định sẵn Ngà phải bươn chải, tự lập lo cho tương lai của mình.
Ngà tâm sự: “Từ khi tôi còn bé, bố mẹ tôi đã rong ruổi khắp các bệnh viện, các tổ chức nhân đạo để chữa trị cho tôi. Thậm chí, bố tôi đã phải bán nốt chiếc áo bộ đội trên người để có tiền về quê cho 3 người… Những giọt nước mắt lặng lẽ và những giọt mồ hôi âm thầm rơi xuống đã thấm sâu vào trong xương tủy tôi. Vì thế, tôi đã tự nhủ rằng mình phải cố gắng gấp 10 lần những người bình thường…”.
Biết sức khỏe mình không tốt, Ngà rất cố gắng trong việc học hành, tự tìm việc làm thêm để có tiền đeo đuổi việc học... Kết quả là cô đã lấy được bằng cử nhân ngành kế toán. Với tấm bằng cử nhân trong tay, Ngà tự tin sẽ tìm được một công việc để sống và hỗ trợ gia đình, Ngà mạnh mẽ quyết định vào Tp Hồ Chí Minh lập nghiệp. Cô nghĩ: “Chỉ có môi trường năng động như thành phố này thì các doanh nghiệp mới ít phân biệt đối xử giữa người khuyết tật và người không khuyết tật, cơ hội tìm việc nhiều hơn”. Nhưng Ngà nhanh chóng thất vọng vì thất bại liên tiếp, các doanh nghiệp cô tiếp cận đều từ chối tuyển dụng cô…
Trong quá trình tìm việc, Ngà biết đến DRD và gửi đến nhóm nhân viên dự án DRD yêu cầu hỗ trợ nghề nghiệp. Ban đầu, chúng tôi đã giới thiệu cho Ngà công việc bán hàng qua mạng và dạy tiếng Anh. Nhưng Ngà từ chối vì thời gian làm không phù hợp và sợ giọng nói khó nghe của mình sẽ không dạy tốt được.
Sau quá trình tìm hiểu, chúng tôi biết được lúc này Ngà đang rơi vào mâu thuẫn khá sâu sắc: cô không thích ngành mình học nhưng trong quá trình tìm việc thì không đồng ý làm việc ở ngành khác. Sở thích khiến cô lần khần trước những công việc liên quan đến ngành kế toán, lý trí thì yêu cầu cô phải chọn công việc trong ngành này để có thể làm việc thuận lợi hơn. Điều đó khiến cho thân chủ rơi vào tình cảnh phân vân giữa đôi đường, bỏ lỡ nhiều cơ hội làm việc.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi khuyên Ngà nên tham gia khóa học lập kế hoạch cuộc đời cho bản thân, xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp cho mình. Ngoài ra, trong thời gian này chúng tôi còn giúp Ngà học các kỹ năng tìm việc, trả lời phỏng vấn…
Một khó khăn khác của Ngà trong lúc này là chưa thích ứng với cuộc sống đông đúc ở thành phố, quá trình di chuyển của cô rất khó khăn vì chưa quen đường và sức khỏe yếu… Đây là những khó khăn không thể giải quyết ngay được, chúng tôi chỉ có thể tư vấn tâm lý, khích lệ Ngà vượt qua và tìm kiếm cho cô công việc ít phải di chuyển.
Sau một thời gian đắn đo, lựa chọn từ các nguồn cơ hội việc làm của mình, chúng tôi giới thiệu Ngà đến làm việc tại Chi cục thuế Quận I. Công việc của Ngà là nhập sổ sách thuế thu nhập cá nhân, kiểm định hóa đơn... Công việc ban đầu nhiều và chưa có kinh nghiệm nên Ngà cảm thấy mệt mỏi, nhưng rồi chị cũng dần quen thuộc.
Nhóm nhân viên dự án DRD cho rằng: “Ngà có bằng cấp tốt (bằng cử nhân kế toán, chứng chỉ C Anh văn), vấn đề của cô đơn giản là chưa có kỹ năng tìm việc, chưa xác định được hướng đi cho mình, chưa đánh giá đúng khả năng của mình và chưa có cơ hội. Do đó, khi có cơ hội nhận 1 công việc phù hợp với khả năng chuyên môn và sức khỏe, cô đã nhanh chóng quen việc và làm được việc”.
Sau khi có việc làm tại Chi cục thuế, khoảng 2 tháng sau thì Ngà lập gia đình. Chồng chị làm tài xế, hai vợ chồng cùng thuê trọ tại quận Thủ Đức. Cuộc sống lúc này của gia đình chị khá ổn định vì cả hai vợ chồng đều có việc làm. Phòng trọ chị sống cũng khá tiện nghi với đầy đủ các vật dụng như truyền hình cáp, tủ lạnh, bếp gas…
Ngà chia sẻ về kế hoạch tương lai của mình: “Tôi đang cố gắng cố gắng học thêm tiếng Anh, sau đó đăng ký thi công chức để sau này có thể thăng tiến và ổn định hơn”.
Vấn đề của chị lúc này là việc di chuyển khá bất tiện vì chị phải đi làm bằng xe buýt. Nhưng theo chúng tôi, đó chỉ là những khó khăn nhỏ nhặt thường xuyên phát sinh trong cuộc sống mà mỗi người đều phải tự mình khắc phục nên không có ý kiến hỗ trợ. Nhận định của nhóm nhân viên dự án DRD là Ngà đã ổn định trong công việc, không cần sự hỗ trợ của chúng tôi nữa và có thể kết thúc ca. Thực tế về sau cho thấy Ngà đã dễ dàng khắc phục khó khăn trong di chuyển bằng cách tập đi xe máy và mua xe máy cho mình đi lại thuận tiện hơn.
Gần đây, Ngà chia sẻ với chúng tôi tương lai rất vui vẻ: “Tôi dự định sẽ chuyển về quê chồng sinh sống cho gần gia đình. Nếu không về quê thì hai vợ chồng sẽ vay thêm ngân hàng ít tiền để mua nhà tại thành phố để ổn định hơn, đỡ tốn tiền thuê nhà trọ hàng tháng như hiện nay”.
Ca của Ngà có thể nói là khá đơn giản vì kỹ năng nghề nghiệp của cô rất tốt, ngành cô theo học lại là 1 ngành phổ biến, có nhiều cơ hội làm việc. Vấn đề của Ngà ban đầu chỉ là chưa định hướng rõ ràng được hướng đi của bản thân, chưa tự tin vào khả năng của mình và thiếu cơ hội tiếp cận nghề nghiệp phù hợp.
Sau khi tìm hiểu rõ vấn đề của thân chủ, chúng tôi đã lên kế hoạch chi tiết và trao đổi cụ thể với Ngà, xác định rõ hướng đi tương lai, trang bị thêm kỹ năng tìm việc và tạo cho Ngà 1 cơ hội nghề nghiệp. Ngay sau đó, với kỹ năng chuyên môn của mình, Ngà nhanh chóng nắm bắt được công việc và hòa nhập vào cuộc sống nghề nghiệp. Từ sự tự tin trong công việc và có thu nhập ổn định, cô lấy lại niềm tin cho bản thân trong cuộc sống và tìm được hạnh phúc gia đình. Đến nay, có thể nói là cuộc sống của cô đã ổn định hơn đa phần những người khuyết tật khác.
Kinh nghiệm của ca có thể khái quát đơn giản như sau: xác định rõ hướng đi phù hợp cho thân chủ và tạo điều kiện cho thân chủ đi trên con đường này.
Ngà sinh năm 1986, nữ, hiện cư trú tại quận 12, Tp. Hồ Chí Minh.
So với mặt bằng học vấn chung của người khuyết tật Việt Nam, Ngà có học vấn cao (đại học). Do di chứng chất độc da cảm (bố Ngà tham gia chiến đầu tại chiến trường miền Nam) nên cô bị teo cơ, yếu nửa thân bên phải (tay chân đều yếu), cơ thể yếu ớt, thường xuyên cảm sốt.
Ngà sinh ra trong 1 gia đình khó khăn ở vùng quê nghèo Nghệ An. Bố mẹ Ngà đã lớn tuổi, sống bằng đồng lương hưu trí ít ỏi nên cũng không giúp gì được cho cô nhiều. Hoàn cảnh gia đình định sẵn Ngà phải bươn chải, tự lập lo cho tương lai của mình.
Ngà tâm sự: “Từ khi tôi còn bé, bố mẹ tôi đã rong ruổi khắp các bệnh viện, các tổ chức nhân đạo để chữa trị cho tôi. Thậm chí, bố tôi đã phải bán nốt chiếc áo bộ đội trên người để có tiền về quê cho 3 người… Những giọt nước mắt lặng lẽ và những giọt mồ hôi âm thầm rơi xuống đã thấm sâu vào trong xương tủy tôi. Vì thế, tôi đã tự nhủ rằng mình phải cố gắng gấp 10 lần những người bình thường…”.
Biết sức khỏe mình không tốt, Ngà rất cố gắng trong việc học hành, tự tìm việc làm thêm để có tiền đeo đuổi việc học... Kết quả là cô đã lấy được bằng cử nhân ngành kế toán. Với tấm bằng cử nhân trong tay, Ngà tự tin sẽ tìm được một công việc để sống và hỗ trợ gia đình, Ngà mạnh mẽ quyết định vào Tp Hồ Chí Minh lập nghiệp. Cô nghĩ: “Chỉ có môi trường năng động như thành phố này thì các doanh nghiệp mới ít phân biệt đối xử giữa người khuyết tật và người không khuyết tật, cơ hội tìm việc nhiều hơn”. Nhưng Ngà nhanh chóng thất vọng vì thất bại liên tiếp, các doanh nghiệp cô tiếp cận đều từ chối tuyển dụng cô…
Trong quá trình tìm việc, Ngà biết đến DRD và gửi đến nhóm nhân viên dự án DRD yêu cầu hỗ trợ nghề nghiệp. Ban đầu, chúng tôi đã giới thiệu cho Ngà công việc bán hàng qua mạng và dạy tiếng Anh. Nhưng Ngà từ chối vì thời gian làm không phù hợp và sợ giọng nói khó nghe của mình sẽ không dạy tốt được.
Sau quá trình tìm hiểu, chúng tôi biết được lúc này Ngà đang rơi vào mâu thuẫn khá sâu sắc: cô không thích ngành mình học nhưng trong quá trình tìm việc thì không đồng ý làm việc ở ngành khác. Sở thích khiến cô lần khần trước những công việc liên quan đến ngành kế toán, lý trí thì yêu cầu cô phải chọn công việc trong ngành này để có thể làm việc thuận lợi hơn. Điều đó khiến cho thân chủ rơi vào tình cảnh phân vân giữa đôi đường, bỏ lỡ nhiều cơ hội làm việc.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi khuyên Ngà nên tham gia khóa học lập kế hoạch cuộc đời cho bản thân, xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp cho mình. Ngoài ra, trong thời gian này chúng tôi còn giúp Ngà học các kỹ năng tìm việc, trả lời phỏng vấn…
Một khó khăn khác của Ngà trong lúc này là chưa thích ứng với cuộc sống đông đúc ở thành phố, quá trình di chuyển của cô rất khó khăn vì chưa quen đường và sức khỏe yếu… Đây là những khó khăn không thể giải quyết ngay được, chúng tôi chỉ có thể tư vấn tâm lý, khích lệ Ngà vượt qua và tìm kiếm cho cô công việc ít phải di chuyển.
Sau một thời gian đắn đo, lựa chọn từ các nguồn cơ hội việc làm của mình, chúng tôi giới thiệu Ngà đến làm việc tại Chi cục thuế Quận I. Công việc của Ngà là nhập sổ sách thuế thu nhập cá nhân, kiểm định hóa đơn... Công việc ban đầu nhiều và chưa có kinh nghiệm nên Ngà cảm thấy mệt mỏi, nhưng rồi chị cũng dần quen thuộc.
Nhóm nhân viên dự án DRD cho rằng: “Ngà có bằng cấp tốt (bằng cử nhân kế toán, chứng chỉ C Anh văn), vấn đề của cô đơn giản là chưa có kỹ năng tìm việc, chưa xác định được hướng đi cho mình, chưa đánh giá đúng khả năng của mình và chưa có cơ hội. Do đó, khi có cơ hội nhận 1 công việc phù hợp với khả năng chuyên môn và sức khỏe, cô đã nhanh chóng quen việc và làm được việc”.
Sau khi có việc làm tại Chi cục thuế, khoảng 2 tháng sau thì Ngà lập gia đình. Chồng chị làm tài xế, hai vợ chồng cùng thuê trọ tại quận Thủ Đức. Cuộc sống lúc này của gia đình chị khá ổn định vì cả hai vợ chồng đều có việc làm. Phòng trọ chị sống cũng khá tiện nghi với đầy đủ các vật dụng như truyền hình cáp, tủ lạnh, bếp gas…
Ngà chia sẻ về kế hoạch tương lai của mình: “Tôi đang cố gắng cố gắng học thêm tiếng Anh, sau đó đăng ký thi công chức để sau này có thể thăng tiến và ổn định hơn”.
Vấn đề của chị lúc này là việc di chuyển khá bất tiện vì chị phải đi làm bằng xe buýt. Nhưng theo chúng tôi, đó chỉ là những khó khăn nhỏ nhặt thường xuyên phát sinh trong cuộc sống mà mỗi người đều phải tự mình khắc phục nên không có ý kiến hỗ trợ. Nhận định của nhóm nhân viên dự án DRD là Ngà đã ổn định trong công việc, không cần sự hỗ trợ của chúng tôi nữa và có thể kết thúc ca. Thực tế về sau cho thấy Ngà đã dễ dàng khắc phục khó khăn trong di chuyển bằng cách tập đi xe máy và mua xe máy cho mình đi lại thuận tiện hơn.
Gần đây, Ngà chia sẻ với chúng tôi tương lai rất vui vẻ: “Tôi dự định sẽ chuyển về quê chồng sinh sống cho gần gia đình. Nếu không về quê thì hai vợ chồng sẽ vay thêm ngân hàng ít tiền để mua nhà tại thành phố để ổn định hơn, đỡ tốn tiền thuê nhà trọ hàng tháng như hiện nay”.
Ca của Ngà có thể nói là khá đơn giản vì kỹ năng nghề nghiệp của cô rất tốt, ngành cô theo học lại là 1 ngành phổ biến, có nhiều cơ hội làm việc. Vấn đề của Ngà ban đầu chỉ là chưa định hướng rõ ràng được hướng đi của bản thân, chưa tự tin vào khả năng của mình và thiếu cơ hội tiếp cận nghề nghiệp phù hợp.
Sau khi tìm hiểu rõ vấn đề của thân chủ, chúng tôi đã lên kế hoạch chi tiết và trao đổi cụ thể với Ngà, xác định rõ hướng đi tương lai, trang bị thêm kỹ năng tìm việc và tạo cho Ngà 1 cơ hội nghề nghiệp. Ngay sau đó, với kỹ năng chuyên môn của mình, Ngà nhanh chóng nắm bắt được công việc và hòa nhập vào cuộc sống nghề nghiệp. Từ sự tự tin trong công việc và có thu nhập ổn định, cô lấy lại niềm tin cho bản thân trong cuộc sống và tìm được hạnh phúc gia đình. Đến nay, có thể nói là cuộc sống của cô đã ổn định hơn đa phần những người khuyết tật khác.
Kinh nghiệm của ca có thể khái quát đơn giản như sau: xác định rõ hướng đi phù hợp cho thân chủ và tạo điều kiện cho thân chủ đi trên con đường này.