Tá sinh năm 1992, nam, cư trú tại tỉnh Đồng Nai.
Gia đình Tá vốn làm nghề nông, thu nhập tạm đủ sống. Khi thành niên, Tá lên Tp. Hồ Chí Minh làm thuê. Trong quá trính làm việc, anh bị tai nạn lao động và mất 2/3 cánh tay.
Điều ấn tượng nhất với chúng tôi khi tiếp xúc và làm việc với Tá là lòng tự trọng của anh. Anh luôn muốn sống tự lực bằng khả năng của mình và nhận thù lao bằng chính sức lao động mình bỏ ra.
Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, Tá không được học hành đến nơi đến chốn nên phải mưu sinh bằng những nghề lao động tay chân. Trong thời gian làm việc tại 1 cơ sở sản xuất bún ở TPHCM, Tá bị máy làm bún cán nát 1 cánh tay. Sau tai nạn lao động này, cơ sở làm bún trên vẫn nhận anh vào làm với mức lương khá cao. Tuy nhiên, Tá cho rằng: “Em cảm thấy người ta muốn bù đắp cho mình, với lại công việc không thích hợp nên em không làm nữa”.
Tá quyết tâm bỏ công việc ở cơ sở làm bún vì không muốn lãnh đồng lương không phải do công sức lao động của mình bỏ ra, dù anh chưa biết làm gì để sống với cánh tay cụt. Để có thể mưu sinh, anh bắt đầu đi học những nghề mà người khuyết tật có thể làm.
Lần đầu tiên Tá đến với nhóm nhân viên dự án DRD qua sự giới thiệu của 1 người bạn khuyết tật. Anh đến nhưng không dám gặp nhân viên phỏng vấn của dự án mà nhờ bạn của mình vào giao tiếp và nhờ nhóm nhân viên dự án DRD hỗ trợ. Sự việc này lặp đi lặp lại 3 lần và chúng tôi kiên quyết không nhận hỗ trợ nếu Tá không vào gặp trực tiếp.
nhóm nhân viên dự án DRD cho rằng: “Nếu Tá không dám đối diện trực tiếp với chúng tôi để đề đạt nguyện vọng của mình thì làm sao anh đủ kỹ năng để vượt qua vòng phỏng vấn của các nhà tuyển dụng?”. Do vậy, điều đầu tiên là phải giúp Tá đối diện với thực tế mình đã là một người khuyết tật, cần một công việc phù hợp để mưu sinh, tự lập.
Thời điểm này, Tá khá phân vân vì anh chịu áp lực gia đình nghèo khó, phải tìm gấp 1 công việc để mưu sinh, nhưng anh lại quá thiếu tự tin để tìm việc. Thực sự lúc này anh vẫn chưa định hướng được là mình sẽ làm gì, kế hoạch tương lai ra sao?... Vì việc đột ngột mất đi cánh tay khiến một người quen lao động chân tay như anh chới với, không thể làm được gì. Tá lo lắng với khuyết tật của mình sẽ không có nơi nào nhận anh vào làm. Anh đã rất cam đảm khi chấp nhận được thực tế mình đã trở thành một người khuyết tật, nhưng anh chưa đủ tự tin mình có thể mưu sinh với thân thể không tròn vẹn…
Trong thời gian này, Tá đang theo học nghề in lụa tại Trung tâm Bảo trợ và dạy nghề cho người tàn tật Tp. Hồ Chí Minh. Đó là công việc mà anh chọn vì nó phù hợp với dạng tật của anh, anh có thể làm 1 mình dù chậm hơn người không khuyết tật 1 chút… Tuy nhiên, Tá lo lắng kiến thức học ở trường không đủ cho anh tìm việc. Tá cho biết: “Công việc này người ta đòi hỏi kinh nghiêm nhiều mà em chưa có kinh nghiệm”.
Trước tình hình này, nhóm nhân viên dự án DRD quyết định không xúc tiến tìm việc cho Tá vội mà cung cấp điều kiện cho anh hoàn thiện kỹ năng đang theo học. Để giúp Tá tự tin hơn và nâng cao kỹ năng của mình, nhóm nhân viên dự án DRD đã hỗ trợ Tá thực hành tin học với các ứng dụng văn phòng như word, excel, tìm kiếm thông tin trên internet… tại DRD. Sau khi giúp Tá làm quen với vi tính, chúng tôi tiếp tục tìm kiếm 1 tình nguyện viên hỗ trợ anh học kỹ thuật đồ họa vi tính (photoshop), giúp anh nắm được nhiều kỹ năng cao cấp hơn trong nghề in ấn.
Với sự hỗ trợ trên, kỹ năng của Tá đã được cải thiện hơn so với lúc trước rất nhiều, giúp Tá tự tin hơn về kỹ năng của mình. Đồng thời, trong quá trình học thực hành tại DRD, Tá được tiếp xúc nhiều hơn với những người đồng cảnh có học vấn, có nghề nghiệp ổn định nên anh có nhiều thay đổi về tâm lý và khả năng giao tiếp. Ban đầu Tá còn rụt rè, thu mình nhưng một thời gian sau anh đã có thể trò truyện thoải mái với mọi người và tự tin trình bày ý kiến của mình trước đông người.
Sau khi học nghề xong, Tá có đi làm tại 1 số công ty nhưng anh cho là công việc không phù hợp với mình. Định hướng của Tá là tìm một cơ sở nhỏ chuyên về đồ họa, in ấn để làm một thời gian lấy kinh nghiệm rồi ra mở cơ sở riêng kinh doanh.
Anh đến Tây Ninh theo học tại 1 cơ sở đồ họa của người bạn. Tại đây, anh học cách làm việc và kinh doanh của bạn mình, từ việc chỉ làm dịch vụ đồ họa, in ấn ban đầu rồi mở rộng thêm các dịch vụ khác như bán đĩa, làm ảnh thẻ Hàn Quốc… Trong thời gian này, anh chi tiêu tiết kiệm để dành tiền mua máy móc phục vụ cho kế hoạch xây dựng cơ sở riêng của mình.
Sau 3 tháng học việc tại đây, Tá trở về quê (Đồng Nai) với ý định mở cơ sở kinh doanh riêng. Ý định của anh được gia đình ủng hộ nhưng điều kiện gia đình khó khăn, không thể giúp được cho Tá nhiều nên anh vẫn chưa đủ vốn để mở cơ sở kinh doanh riêng.
Trong khuôn khổ dự án, việc hỗ trợ vốn để mở cơ sở kinh doanh riêng cho Tá cũng là quá sức. Do đó, chúng tôi quyết định giới thiệu cho Tá 1 cơ hội là tham gia dự án “Nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật” do DRD thực hiện. Hiện hồ sơ của Tá đang được xét duyệt.
Chúng tôi hy vọng, với sự hỗ trợ tiếp theo của dự án “Nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật” sẽ giúp Tá thực hiện được nguyện vọng của mình.
Ca của Tá là ca điển hình trong việc hỗ trợ người đột ngột trở thành một người khuyết tật. Kinh nghiệm đầu tiên là phải giúp thân chủ chấp nhận tình trạng mới của mình (bị khuyết tật) và làm quen với những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt cũng như làm việc.
Tuy nhiên, có thể nói đây là 1 ca khá dễ dàng vì với ý chí kiên định và lòng tự tôn của mình, Tá có thể nhanh chóng vực dậy tinh thần để thực hiện mục tiêu của mình, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống của người khuyết tật và tìm kiếm 1 công việc phù hợp cho mình.
Dù vậy, với 1 người có ý chí kiên định như Tá thì xuất hiện 1 tình huống mới là khi anh có quyết tâm định hướng 1 công việc cho mình thì rất khó thay đổi. Như ở đây, Tá không chấp nhận đi làm thuê, anh muốn cho 1 cơ sở riêng và làm chủ. Khi đó, mục tiêu của thân chủ vượt quá khả năng trong khuôn khổ dự án. Kinh nghiệm giải quyết của chúng tôi là giới thiệu thân chủ tham gia một dự án khác mang tính tiếp nối và có khả năng thỏa mãn nguyện vọng của họ.
Tá sinh năm 1992, nam, cư trú tại tỉnh Đồng Nai.
Gia đình Tá vốn làm nghề nông, thu nhập tạm đủ sống. Khi thành niên, Tá lên Tp. Hồ Chí Minh làm thuê. Trong quá trính làm việc, anh bị tai nạn lao động và mất 2/3 cánh tay.
Điều ấn tượng nhất với chúng tôi khi tiếp xúc và làm việc với Tá là lòng tự trọng của anh. Anh luôn muốn sống tự lực bằng khả năng của mình và nhận thù lao bằng chính sức lao động mình bỏ ra.
Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, Tá không được học hành đến nơi đến chốn nên phải mưu sinh bằng những nghề lao động tay chân. Trong thời gian làm việc tại 1 cơ sở sản xuất bún ở TPHCM, Tá bị máy làm bún cán nát 1 cánh tay. Sau tai nạn lao động này, cơ sở làm bún trên vẫn nhận anh vào làm với mức lương khá cao. Tuy nhiên, Tá cho rằng: “Em cảm thấy người ta muốn bù đắp cho mình, với lại công việc không thích hợp nên em không làm nữa”.
Tá quyết tâm bỏ công việc ở cơ sở làm bún vì không muốn lãnh đồng lương không phải do công sức lao động của mình bỏ ra, dù anh chưa biết làm gì để sống với cánh tay cụt. Để có thể mưu sinh, anh bắt đầu đi học những nghề mà người khuyết tật có thể làm.
Lần đầu tiên Tá đến với nhóm nhân viên dự án DRD qua sự giới thiệu của 1 người bạn khuyết tật. Anh đến nhưng không dám gặp nhân viên phỏng vấn của dự án mà nhờ bạn của mình vào giao tiếp và nhờ nhóm nhân viên dự án DRD hỗ trợ. Sự việc này lặp đi lặp lại 3 lần và chúng tôi kiên quyết không nhận hỗ trợ nếu Tá không vào gặp trực tiếp.
nhóm nhân viên dự án DRD cho rằng: “Nếu Tá không dám đối diện trực tiếp với chúng tôi để đề đạt nguyện vọng của mình thì làm sao anh đủ kỹ năng để vượt qua vòng phỏng vấn của các nhà tuyển dụng?”. Do vậy, điều đầu tiên là phải giúp Tá đối diện với thực tế mình đã là một người khuyết tật, cần một công việc phù hợp để mưu sinh, tự lập.
Thời điểm này, Tá khá phân vân vì anh chịu áp lực gia đình nghèo khó, phải tìm gấp 1 công việc để mưu sinh, nhưng anh lại quá thiếu tự tin để tìm việc. Thực sự lúc này anh vẫn chưa định hướng được là mình sẽ làm gì, kế hoạch tương lai ra sao?... Vì việc đột ngột mất đi cánh tay khiến một người quen lao động chân tay như anh chới với, không thể làm được gì. Tá lo lắng với khuyết tật của mình sẽ không có nơi nào nhận anh vào làm. Anh đã rất cam đảm khi chấp nhận được thực tế mình đã trở thành một người khuyết tật, nhưng anh chưa đủ tự tin mình có thể mưu sinh với thân thể không tròn vẹn…
Trong thời gian này, Tá đang theo học nghề in lụa tại Trung tâm Bảo trợ và dạy nghề cho người tàn tật Tp. Hồ Chí Minh. Đó là công việc mà anh chọn vì nó phù hợp với dạng tật của anh, anh có thể làm 1 mình dù chậm hơn người không khuyết tật 1 chút… Tuy nhiên, Tá lo lắng kiến thức học ở trường không đủ cho anh tìm việc. Tá cho biết: “Công việc này người ta đòi hỏi kinh nghiêm nhiều mà em chưa có kinh nghiệm”.
Trước tình hình này, nhóm nhân viên dự án DRD quyết định không xúc tiến tìm việc cho Tá vội mà cung cấp điều kiện cho anh hoàn thiện kỹ năng đang theo học. Để giúp Tá tự tin hơn và nâng cao kỹ năng của mình, nhóm nhân viên dự án DRD đã hỗ trợ Tá thực hành tin học với các ứng dụng văn phòng như word, excel, tìm kiếm thông tin trên internet… tại DRD. Sau khi giúp Tá làm quen với vi tính, chúng tôi tiếp tục tìm kiếm 1 tình nguyện viên hỗ trợ anh học kỹ thuật đồ họa vi tính (photoshop), giúp anh nắm được nhiều kỹ năng cao cấp hơn trong nghề in ấn.
Với sự hỗ trợ trên, kỹ năng của Tá đã được cải thiện hơn so với lúc trước rất nhiều, giúp Tá tự tin hơn về kỹ năng của mình. Đồng thời, trong quá trình học thực hành tại DRD, Tá được tiếp xúc nhiều hơn với những người đồng cảnh có học vấn, có nghề nghiệp ổn định nên anh có nhiều thay đổi về tâm lý và khả năng giao tiếp. Ban đầu Tá còn rụt rè, thu mình nhưng một thời gian sau anh đã có thể trò truyện thoải mái với mọi người và tự tin trình bày ý kiến của mình trước đông người.
Sau khi học nghề xong, Tá có đi làm tại 1 số công ty nhưng anh cho là công việc không phù hợp với mình. Định hướng của Tá là tìm một cơ sở nhỏ chuyên về đồ họa, in ấn để làm một thời gian lấy kinh nghiệm rồi ra mở cơ sở riêng kinh doanh.
Anh đến Tây Ninh theo học tại 1 cơ sở đồ họa của người bạn. Tại đây, anh học cách làm việc và kinh doanh của bạn mình, từ việc chỉ làm dịch vụ đồ họa, in ấn ban đầu rồi mở rộng thêm các dịch vụ khác như bán đĩa, làm ảnh thẻ Hàn Quốc… Trong thời gian này, anh chi tiêu tiết kiệm để dành tiền mua máy móc phục vụ cho kế hoạch xây dựng cơ sở riêng của mình.
Sau 3 tháng học việc tại đây, Tá trở về quê (Đồng Nai) với ý định mở cơ sở kinh doanh riêng. Ý định của anh được gia đình ủng hộ nhưng điều kiện gia đình khó khăn, không thể giúp được cho Tá nhiều nên anh vẫn chưa đủ vốn để mở cơ sở kinh doanh riêng.
Trong khuôn khổ dự án, việc hỗ trợ vốn để mở cơ sở kinh doanh riêng cho Tá cũng là quá sức. Do đó, chúng tôi quyết định giới thiệu cho Tá 1 cơ hội là tham gia dự án “Nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật” do DRD thực hiện. Hiện hồ sơ của Tá đang được xét duyệt.
Chúng tôi hy vọng, với sự hỗ trợ tiếp theo của dự án “Nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật” sẽ giúp Tá thực hiện được nguyện vọng của mình.
Ca của Tá là ca điển hình trong việc hỗ trợ người đột ngột trở thành một người khuyết tật. Kinh nghiệm đầu tiên là phải giúp thân chủ chấp nhận tình trạng mới của mình (bị khuyết tật) và làm quen với những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt cũng như làm việc.
Tuy nhiên, có thể nói đây là 1 ca khá dễ dàng vì với ý chí kiên định và lòng tự tôn của mình, Tá có thể nhanh chóng vực dậy tinh thần để thực hiện mục tiêu của mình, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống của người khuyết tật và tìm kiếm 1 công việc phù hợp cho mình.
Dù vậy, với 1 người có ý chí kiên định như Tá thì xuất hiện 1 tình huống mới là khi anh có quyết tâm định hướng 1 công việc cho mình thì rất khó thay đổi. Như ở đây, Tá không chấp nhận đi làm thuê, anh muốn cho 1 cơ sở riêng và làm chủ. Khi đó, mục tiêu của thân chủ vượt quá khả năng trong khuôn khổ dự án. Kinh nghiệm giải quyết của chúng tôi là giới thiệu thân chủ tham gia một dự án khác mang tính tiếp nối và có khả năng thỏa mãn nguyện vọng của họ.