Như sinh năm 1992 , nữ, cư trú tại quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Như bị chận phát triển trí tuệ bẩm sinh nên dù đã bước vào tuổi thành niên nhưng trí lực của em chỉ như đứa trẻ, không thể tự làm nhiều công việc thường ngày.
Ngày 13/3/2012, trên báo Thanh Niên, một trong những tờ báo hàng đầu của Việt Nam đăng bài viết “Cô gái hiếu thảo” kể về Lê Quỳnh Như. Tác giả bài báo khen Quỳnh Như giỏi giang vì biết nấu cơm, làm việc nhà, sử dụng điện thoại di động và internet…
Có thể nhiều người khó hiểu vì sao chỉ làm được những điều đơn giản thế mà em được lên báo như một tấm gương vượt khó. Đơn giản vì Quỳnh Như vốn bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh, những công việc đơn giản mà em có thể làm như trên là niềm mơ ước của bất cứ gia đình nào có con em bị thiểu năng trí tuệ. Đó cũng là 1 thành quả rất lớn mà chúng tôi muốn giới thiệu trong ca này.
Vấn đề của Quỳnh Như trong thời điểm bắt đầu tham gia dự án là khả năng giao tiếp kém, diễn đạt chưa rõ ràng, chưa làm được nhiều công việc sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe lại rất kém (Quỳnh Như bị bệnh tim nặng, đã trải qua 2 đợt phẫu thuật lớn)… Do dó, để tìm kiếm một công việc phù hợp cho Quỳnh Như là rất khó khăn.
Khi tiếp nhận ca Quỳnh Như, chúng tôi xác định ngay từ đầu là phải hoàn thiện năng lực hoạt động cá nhân trước khi hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho thân chủ. Chúng tôi đã giới thiệu Quỳnh Như đến tham gia chương trình My Future, mô hình hỗ trợ và phát triển khả năng bản thân cho những người thiểu năng trí tuệ do DRD tổ chức.
Tại đây, Quỳnh Như được các tình nguyện viên hướng dẫn học văn hóa, học võ, học đàn, học hát và các lớp dạy kỹ năng sinh hoạt khác như nấu cơm, cắm hoa, làm việc nhà…
Nhân viên nhóm dự án DRD cho biết: “Lúc đầu, Quỳnh Như thường đến lớp sớm, nhưng hay ngồi một mình, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi vào học thì Quỳnh Như chăm chỉ làm bài tập và ít nói chuyện với những người xung quanh. Sức khỏe của Quỳnh Như không được tốt đã ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như học tập. Giai đoạn đầu mới tham gia, sự tiến bộ của Quỳnh Như còn chậm”.
Để hỗ trợ Quỳnh Như phát triển tốt hơn, Nhân viên nhóm dự án DRD đề nghị một người hỗ trợ Quỳnh Như trong thời gian dài để giúp Quỳnh Như học các kỹ năng sinh hoạt đơn giản, nâng cao khả năng giao tiếp và diễn đạt. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng của Quỳnh Như để có thể xác định công việc mà Quỳnh Như có thể làm…
Sau gần 1 năm kiên trì hỗ trợ Quỳnh Như tại các lớp My Future, thân chủ đã có thể làm được nhiều công việc đơn giản, sử dụng được chiếc điện thoại di động mà anh trai vừa tặng nhân dịp sinh nhật…
Ba mẹ Quỳnh Như rất hài lòng về sự tiến bộ của em. Mẹ Quỳnh Như còn khoe là Quỳnh Như đã biết tự dọn dẹp phòng của mình, tự tắm giặt cho mình (trước đây Quỳnh Như phải nhờ mẹ gội đầu), biết sử dụng mạng internet để xem tin tức và chơi game… Mẹ Quỳnh Như chia sẻ: “Gia đình mong muốn cho Quỳnh Như có thể học được nhiều và tham gia nhiều hoạt động để Quỳnh Như có thể hoà nhập cuộc sống tốt hơn”.
Trong năm thứ 2, song song với việc tiếp tục giúp Quỳnh Như học văn hóa và hoàn thiện kỹ năng sinh hoạt, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu tạo điều kiện cho Quỳnh Như tham gia làm việc.
Thời gian đầu, Quỳnh Như được dạy làm công việc cắt chỉ khẩu trang tại một công ty. Làm được một thời gian, chúng tôi nhận thấy công việc không mang lại hiệu quả kinh tế cao và gia đình cũng không có điều kiện đưa đón nên thân chủ không tiếp tục làm công việc này. Tuy nhiên, điều này vẫn chứng tỏ đây là một công việc mà Quỳnh Như cũng như những ca thiểu năng trí tuệ khác có thể làm, chỉ là thu nhập không được cao nên tính hiệu quả chưa lớn.
Qua các khóa học nghề đơn giản như cắm hoa, làm nhang, làm túi giấy… thì chúng tôi nhận thấy Quỳnh Như tỏ ra thích công việc làm túi giấy và bắt đầu bố trí cho thân chủ làm công việc này. Quỳnh Như cùng 2 thành viên khác trong nhóm My Future nhận làm túi giấy cho 1 cửa hàng, mỗi túi giấy hoàn thành được trả công 800 đồng.
Khi nhận những đồng tiền công đầu tiên, Quỳnh Như chia sẻ: “Em muốn làm túi giấy kiếm tiền nuôi mẹ, mẹ nuôi em nhiều rồi”. Nhận thức này của Quỳnh Như chính là đền đáp lớn nhất mà em dành cho mẹ, người đã vượt qua biết bao khó khăn vất vả để nuôi lớn và dạy dỗ cô bé thiểu năng trí tuệ như em.
Lúc này, Quỳnh Như cũng thay đổi ước mơ của mình thành “làm cô chủ túi giấy” để kiếm thật nhiều tiền nuôi mẹ thay vì đi du học hay học đại học trước đây. Ước mơ này dù nhỏ bé nhưng lại rất thiết thực, có thể thành công với sự trợ giúp của gia đình và nó có thể nuôi sống bản thân Quỳnh Như. Theo giáo viên hướng dẫn của Quỳnh Như thì dạo gần đây thân chủ đã có thể làm túi giấy rất nhanh (mỗi buổi làm từ 30 – 40 cái) và đẹp.
Và khi tự mình làm ra tiền để sử dụng, Quỳnh Như đã có những phản ứng tích cực hơn với công việc, vui vẻ làm việc và dùng số tiền đầu tiên mình có để mua quà cho mẹ. Những chuyển biến này là rất tích cực và phù hợp cho sự phát triển cuộc sống của Quỳnh Như.
Ngoài ra, đến thời điểm này thì khả năng giao tiếp của Quỳnh Như đã cải thiện nhiều so với trước. Quỳnh Như biết cả các phép giao tiếp lịch sự như chủ động chào khách, bắt chuyện với người khác… Đó là những kỹ năng cơ bản cần cho 1 cuộc sống tự lập mà không phải trẻ thiểu năng trí tuệ nào cũng làm được.
Với những thay đổi trên của Quỳnh Như, chúng tôi cho là đã có thể bắt đầu hướng dẫn thân chủ xây dựng 1 cuộc sống tự lập, tự chăm lo cho bản thân, phát triển nghề nghiệp, giảm gánh nặng cho gia đình cũng như tạo dựng tương lai bền vững cho em.
Đây là ca khuyết tật thiểu năng trí tuệ nên sự thay đổi của thân chủ rất chậm và cần sự hướng dẫn kiên trì, tỉ mỉ và lâu dài. Có thể nói việc tham gia sinh hoạt và học tập trong lớp My Future đã giúp cho thân chủ cải thiện rõ rệt kỹ năng sinh hoạt, khả năng giao tiếp, nhận thức cuộc sống…
Việc được vui chơi, sinh hoạt cùng các bạn có hoàn cảnh như mình đã giúp cho tâm lý của thân chủ thoải mái hơn, dễ dàng chấp nhận hơn. Sau đó là các bước đệm để giúp thân chủ hòa nhập xã hội bằng cách giao tiếp, học tập với những người không thiểu năng trí tuệ. Từ đó, thân chủ có thể học tập những kỹ năng cơ bản cho cuộc sống.
Kinh nghiệm quan trọng trong ca này là phải giúp thân chủ hoàn thiện được các kỹ năng cơ bản để tự phục vụ cuộc sống cá nhân của mình, tăng cường khả năng giao tiếp và diễn đạt để thân chủ có thể hòa nhập xã hội. Từ đó mới xác định hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thể chất, tinh thần và sở thích của thân chủ để hỗ trợ.
Như sinh năm 1992 , nữ, cư trú tại quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Như bị chận phát triển trí tuệ bẩm sinh nên dù đã bước vào tuổi thành niên nhưng trí lực của em chỉ như đứa trẻ, không thể tự làm nhiều công việc thường ngày.
Ngày 13/3/2012, trên báo Thanh Niên, một trong những tờ báo hàng đầu của Việt Nam đăng bài viết “Cô gái hiếu thảo” kể về Lê Quỳnh Như. Tác giả bài báo khen Quỳnh Như giỏi giang vì biết nấu cơm, làm việc nhà, sử dụng điện thoại di động và internet…
Có thể nhiều người khó hiểu vì sao chỉ làm được những điều đơn giản thế mà em được lên báo như một tấm gương vượt khó. Đơn giản vì Quỳnh Như vốn bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh, những công việc đơn giản mà em có thể làm như trên là niềm mơ ước của bất cứ gia đình nào có con em bị thiểu năng trí tuệ. Đó cũng là 1 thành quả rất lớn mà chúng tôi muốn giới thiệu trong ca này.
Vấn đề của Quỳnh Như trong thời điểm bắt đầu tham gia dự án là khả năng giao tiếp kém, diễn đạt chưa rõ ràng, chưa làm được nhiều công việc sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe lại rất kém (Quỳnh Như bị bệnh tim nặng, đã trải qua 2 đợt phẫu thuật lớn)… Do dó, để tìm kiếm một công việc phù hợp cho Quỳnh Như là rất khó khăn.
Khi tiếp nhận ca Quỳnh Như, chúng tôi xác định ngay từ đầu là phải hoàn thiện năng lực hoạt động cá nhân trước khi hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho thân chủ. Chúng tôi đã giới thiệu Quỳnh Như đến tham gia chương trình My Future, mô hình hỗ trợ và phát triển khả năng bản thân cho những người thiểu năng trí tuệ do DRD tổ chức.
Tại đây, Quỳnh Như được các tình nguyện viên hướng dẫn học văn hóa, học võ, học đàn, học hát và các lớp dạy kỹ năng sinh hoạt khác như nấu cơm, cắm hoa, làm việc nhà…
Nhân viên nhóm dự án DRD cho biết: “Lúc đầu, Quỳnh Như thường đến lớp sớm, nhưng hay ngồi một mình, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi vào học thì Quỳnh Như chăm chỉ làm bài tập và ít nói chuyện với những người xung quanh. Sức khỏe của Quỳnh Như không được tốt đã ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như học tập. Giai đoạn đầu mới tham gia, sự tiến bộ của Quỳnh Như còn chậm”.
Để hỗ trợ Quỳnh Như phát triển tốt hơn, Nhân viên nhóm dự án DRD đề nghị một người hỗ trợ Quỳnh Như trong thời gian dài để giúp Quỳnh Như học các kỹ năng sinh hoạt đơn giản, nâng cao khả năng giao tiếp và diễn đạt. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng của Quỳnh Như để có thể xác định công việc mà Quỳnh Như có thể làm…
Sau gần 1 năm kiên trì hỗ trợ Quỳnh Như tại các lớp My Future, thân chủ đã có thể làm được nhiều công việc đơn giản, sử dụng được chiếc điện thoại di động mà anh trai vừa tặng nhân dịp sinh nhật…
Ba mẹ Quỳnh Như rất hài lòng về sự tiến bộ của em. Mẹ Quỳnh Như còn khoe là Quỳnh Như đã biết tự dọn dẹp phòng của mình, tự tắm giặt cho mình (trước đây Quỳnh Như phải nhờ mẹ gội đầu), biết sử dụng mạng internet để xem tin tức và chơi game… Mẹ Quỳnh Như chia sẻ: “Gia đình mong muốn cho Quỳnh Như có thể học được nhiều và tham gia nhiều hoạt động để Quỳnh Như có thể hoà nhập cuộc sống tốt hơn”.
Trong năm thứ 2, song song với việc tiếp tục giúp Quỳnh Như học văn hóa và hoàn thiện kỹ năng sinh hoạt, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu tạo điều kiện cho Quỳnh Như tham gia làm việc.
Thời gian đầu, Quỳnh Như được dạy làm công việc cắt chỉ khẩu trang tại một công ty. Làm được một thời gian, chúng tôi nhận thấy công việc không mang lại hiệu quả kinh tế cao và gia đình cũng không có điều kiện đưa đón nên thân chủ không tiếp tục làm công việc này. Tuy nhiên, điều này vẫn chứng tỏ đây là một công việc mà Quỳnh Như cũng như những ca thiểu năng trí tuệ khác có thể làm, chỉ là thu nhập không được cao nên tính hiệu quả chưa lớn.
Qua các khóa học nghề đơn giản như cắm hoa, làm nhang, làm túi giấy… thì chúng tôi nhận thấy Quỳnh Như tỏ ra thích công việc làm túi giấy và bắt đầu bố trí cho thân chủ làm công việc này. Quỳnh Như cùng 2 thành viên khác trong nhóm My Future nhận làm túi giấy cho 1 cửa hàng, mỗi túi giấy hoàn thành được trả công 800 đồng.
Khi nhận những đồng tiền công đầu tiên, Quỳnh Như chia sẻ: “Em muốn làm túi giấy kiếm tiền nuôi mẹ, mẹ nuôi em nhiều rồi”. Nhận thức này của Quỳnh Như chính là đền đáp lớn nhất mà em dành cho mẹ, người đã vượt qua biết bao khó khăn vất vả để nuôi lớn và dạy dỗ cô bé thiểu năng trí tuệ như em.
Lúc này, Quỳnh Như cũng thay đổi ước mơ của mình thành “làm cô chủ túi giấy” để kiếm thật nhiều tiền nuôi mẹ thay vì đi du học hay học đại học trước đây. Ước mơ này dù nhỏ bé nhưng lại rất thiết thực, có thể thành công với sự trợ giúp của gia đình và nó có thể nuôi sống bản thân Quỳnh Như. Theo giáo viên hướng dẫn của Quỳnh Như thì dạo gần đây thân chủ đã có thể làm túi giấy rất nhanh (mỗi buổi làm từ 30 – 40 cái) và đẹp.
Và khi tự mình làm ra tiền để sử dụng, Quỳnh Như đã có những phản ứng tích cực hơn với công việc, vui vẻ làm việc và dùng số tiền đầu tiên mình có để mua quà cho mẹ. Những chuyển biến này là rất tích cực và phù hợp cho sự phát triển cuộc sống của Quỳnh Như.
Ngoài ra, đến thời điểm này thì khả năng giao tiếp của Quỳnh Như đã cải thiện nhiều so với trước. Quỳnh Như biết cả các phép giao tiếp lịch sự như chủ động chào khách, bắt chuyện với người khác… Đó là những kỹ năng cơ bản cần cho 1 cuộc sống tự lập mà không phải trẻ thiểu năng trí tuệ nào cũng làm được.
Với những thay đổi trên của Quỳnh Như, chúng tôi cho là đã có thể bắt đầu hướng dẫn thân chủ xây dựng 1 cuộc sống tự lập, tự chăm lo cho bản thân, phát triển nghề nghiệp, giảm gánh nặng cho gia đình cũng như tạo dựng tương lai bền vững cho em.
Đây là ca khuyết tật thiểu năng trí tuệ nên sự thay đổi của thân chủ rất chậm và cần sự hướng dẫn kiên trì, tỉ mỉ và lâu dài. Có thể nói việc tham gia sinh hoạt và học tập trong lớp My Future đã giúp cho thân chủ cải thiện rõ rệt kỹ năng sinh hoạt, khả năng giao tiếp, nhận thức cuộc sống…
Việc được vui chơi, sinh hoạt cùng các bạn có hoàn cảnh như mình đã giúp cho tâm lý của thân chủ thoải mái hơn, dễ dàng chấp nhận hơn. Sau đó là các bước đệm để giúp thân chủ hòa nhập xã hội bằng cách giao tiếp, học tập với những người không thiểu năng trí tuệ. Từ đó, thân chủ có thể học tập những kỹ năng cơ bản cho cuộc sống.
Kinh nghiệm quan trọng trong ca này là phải giúp thân chủ hoàn thiện được các kỹ năng cơ bản để tự phục vụ cuộc sống cá nhân của mình, tăng cường khả năng giao tiếp và diễn đạt để thân chủ có thể hòa nhập xã hội. Từ đó mới xác định hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thể chất, tinh thần và sở thích của thân chủ để hỗ trợ.