Danh sách đóng góp

Đóng góp

Nguyễn Thị Thơm

“Đời rất đẹp

 

Không chỉ “bừng tỉnh” ở bản thân mình, Nguyễn Thị Thơm, cô gái nhỏ của núi rừng Tây Nguyên, còn góp phần đưa cuộc sống của cậu em trai khuyết tật như mình sống một cuộc sống ý nghĩa…

Bị sốt bại liệt dẫn đến teo cơ toàn thân, Thơm đã có hơn 17 năm tự tập vật lý trị liệu để chống được nạng và đôi tay bớt run. Gia đình quá khó khăn, bản thân lại khiếm khuyết khiến Thơm luôn nhìn mình và những người khuyết tật khác bằng ánh mắt e ngại. Thơm sợ lòng thương hại, sợ những ánh mắt dòm ngó, soi mói khiếm khuyết của mình, thành ra ngại giao tiếp. Khi có cơ hội tiếp cận với DRD, tham gia sinh hoạt kỹ năng, tham vấn đồng cảnh và được tuyển chọn vào nhóm hát Đời Rất Đẹp, Thơm ý thức được: người khuyết tật không mang dáng dấp của tội nghiệp, đáng thương để lấy tiền hỗ trợ, mà ai cũng có khả năng sống độc lập, bằng khả năng của mình.

Thơm tự nhận mình hát chưa hay, chưa đủ khả năng solo. Tuy nhiên, cô rất nhạy với nốt nhạc và hát bè tốt nên trở thành nhân tố không thể thiếu của Đời Rất Đẹp. Sau thời gian dài theo đuổi niềm đam mê ca hát, Thơm còn tự học đàn organ và hiện đang theo môn sáo trúc dưới sự hướng dẫn của nhạc sỹ Hà Xuân Hồng. Có thể nói, từ chỗ sợ “bị thương hại”, Thơm đã trở nên sôi nổi và mạnh dạn hẳn. Thơm chia sẻ: “Tôi có cái may mắn là được chị Thuỷ Tiên (chị Tô Thị Thanh Thuỷ Tiên, ca sỹ chuyên hát nhạc Trịnh) hướng dẫn. Khi chứng kiến cách chị từ chối nhiều bạn trẻ hát không hay, không phù hợp nhưng xin vào nhóm hát, tôi cảm nhận được giá trị của sự nỗ lực và trân trọng bản thân. Hình như nhiều bạn đã nghĩ hát cho người khuyết tật thì sao cũng được. Nhưng ở Đời Rất Đẹp, tất cả chúng tôi đều khổ luyện đến hết mức có thể, để khi lên sân khấu không chỉ hát hay mà còn tự tin và chuyên nghiệp nữa”.

Thơm tâm sự, cô có em trai bị viêm não Nhật Bản, và cô từng nghĩ “phải nuôi em cả đời, nó sẽ chẳng làm được gì”. Cũng vì có chung suy nghĩ này mà gia đình quyết định “giam” em trai cô ở nhà suốt nhiều năm. Trong một lần quan sát các bé bị bại não biểu diễn văn nghệ tại DRD, Thơm bừng tỉnh. Ngay lập tức, cô liên lạc với gia đình đưa em trai xuống Sài Gòn học nghề. Nay em trai cô đã có chứng chỉ nghề, hay cười và cũng bớt dần những cơn động kinh…Giờ đây với Thơm, đời còn rất đẹp!

“Đời rất đẹp

 

Không chỉ “bừng tỉnh” ở bản thân mình, Nguyễn Thị Thơm, cô gái nhỏ của núi rừng Tây Nguyên, còn góp phần đưa cuộc sống của cậu em trai khuyết tật như mình sống một cuộc sống ý nghĩa…

Bị sốt bại liệt dẫn đến teo cơ toàn thân, Thơm đã có hơn 17 năm tự tập vật lý trị liệu để chống được nạng và đôi tay bớt run. Gia đình quá khó khăn, bản thân lại khiếm khuyết khiến Thơm luôn nhìn mình và những người khuyết tật khác bằng ánh mắt e ngại. Thơm sợ lòng thương hại, sợ những ánh mắt dòm ngó, soi mói khiếm khuyết của mình, thành ra ngại giao tiếp. Khi có cơ hội tiếp cận với DRD, tham gia sinh hoạt kỹ năng, tham vấn đồng cảnh và được tuyển chọn vào nhóm hát Đời Rất Đẹp, Thơm ý thức được: người khuyết tật không mang dáng dấp của tội nghiệp, đáng thương để lấy tiền hỗ trợ, mà ai cũng có khả năng sống độc lập, bằng khả năng của mình.

Thơm tự nhận mình hát chưa hay, chưa đủ khả năng solo. Tuy nhiên, cô rất nhạy với nốt nhạc và hát bè tốt nên trở thành nhân tố không thể thiếu của Đời Rất Đẹp. Sau thời gian dài theo đuổi niềm đam mê ca hát, Thơm còn tự học đàn organ và hiện đang theo môn sáo trúc dưới sự hướng dẫn của nhạc sỹ Hà Xuân Hồng. Có thể nói, từ chỗ sợ “bị thương hại”, Thơm đã trở nên sôi nổi và mạnh dạn hẳn. Thơm chia sẻ: “Tôi có cái may mắn là được chị Thuỷ Tiên (chị Tô Thị Thanh Thuỷ Tiên, ca sỹ chuyên hát nhạc Trịnh) hướng dẫn. Khi chứng kiến cách chị từ chối nhiều bạn trẻ hát không hay, không phù hợp nhưng xin vào nhóm hát, tôi cảm nhận được giá trị của sự nỗ lực và trân trọng bản thân. Hình như nhiều bạn đã nghĩ hát cho người khuyết tật thì sao cũng được. Nhưng ở Đời Rất Đẹp, tất cả chúng tôi đều khổ luyện đến hết mức có thể, để khi lên sân khấu không chỉ hát hay mà còn tự tin và chuyên nghiệp nữa”.

Thơm tâm sự, cô có em trai bị viêm não Nhật Bản, và cô từng nghĩ “phải nuôi em cả đời, nó sẽ chẳng làm được gì”. Cũng vì có chung suy nghĩ này mà gia đình quyết định “giam” em trai cô ở nhà suốt nhiều năm. Trong một lần quan sát các bé bị bại não biểu diễn văn nghệ tại DRD, Thơm bừng tỉnh. Ngay lập tức, cô liên lạc với gia đình đưa em trai xuống Sài Gòn học nghề. Nay em trai cô đã có chứng chỉ nghề, hay cười và cũng bớt dần những cơn động kinh…Giờ đây với Thơm, đời còn rất đẹp!