“Vũ điệu”cuộc sống trên chiếc xe lăn
Bạn có tưởng tượng ra một cô gái ngồi xe lăn, rất nhí nhảnh, luôn cười mà nhảy flashmob không? Là Nguyễn Thị Ái Thanh đó! Cô gái ấy bảo rằng: “bây giờ tôi đã biết cách tự quyết và tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình!”
Chủ động bắt chuyện, luôn cười, nụ cười đẹp, tiếng cười giòn tan, nhưng đôi mắt lại luôn thấy buồn, Nguyễn Thị Ái Thanh cho người đối diện cảm giác như cô đang mang cả một sức mạnh tinh thần ẩn bên trong thân hình nhỏ bé, gập khúc, không thể đi lại của mình. Ái Thanh chia sẻ: hồi đầu, mục đích duy nhất khi cô tìm đến DRD là kiếm cho mình một suất học bổng, để trang trải thêm cho cuộc sống sinh viên khó khăn của mình.
Gia đình khó khăn, anh chị lại vào học đại học cùng một lúc, nên Thanh từng phải gián đoạn học ba năm liên tiếp (lớp 5 lên lớp 6) để nhường cơ hội cho anh chị mình. Rồi Thanh chủ động xin ba mẹ đi học phổ thông xa nhà, tự lập trong mọi sinh hoạt với chiếc xe lắc. Nhưng con đường đi học đại học của cô vẫn không được ai ủng hộ, vì Thanh khuyết tật! Cô bảo, đó là những năm tháng buồn nhất của mình. Gần như ngày nào cũng khóc. Để đấu tranh được ba mẹ, anh chị cho vào Sài Gòn đi học, Thanh chấp nhận sống trọ, không ở cùng anh chị dù chung một thành phố, mọi chu cấp ăn học chỉ đúng 1 triệu đồng/tháng. Vậy mà cô gái quê Phan Rang này vẫn trụ lại được giữa đất Sài Gòn. Nhưng Thanh cũng chỉ biết học, không biết làm gì hơn. Cuộc sống khép kín, đóng khung trong nhiều nỗi lo âu, chưa biết rồi sẽ như thế nào?...
“Nhưng chỉ sau bốn lần sinh hoạt ở DRD, không còn vì học bổng nữa, mình thấy trong mình thúc giục phải đi tìm kiếm điều gì đó cho cuộc sống của mình, nhưng không biết chính xác là gì?”, Thanh nhớ lại. Vậy là miệt mài đến DRD, dù mỗi tuần cô gái nhỏ này lại mất 100 ngàn đồng xe ôm đi lại, số tiền không hề nhỏ với tổng chi phí chỉ 1 triệu đồng/tháng. Cô cũng “lì lợm” chấp nhận nhiều định kiến của người xung quanh “nó tật vậy đến đó hoài làm gì?”…
“Thực ra mình chưa nhận ra sự thay đổi nào ở bản thân mình, cho đến khi nghe chính những người từng định kiến với mình ngạc nhiên nói rằng, mình đã trở nên sôi nổi, cởi mở, và hay pha trò”, Thanh cười rạng rỡ nói.
Giờ thì cô gái trẻ này đang làm SEO Master và Marketing online cho một công ty tư nhân về công nghệ thông tin – có việc làm ngay sau khi ra trường, khi biết chủ động tìm việc và thuyết phục được vị giám đốc vì sự cởi mở, tự tin của mình. Ý nghĩa hơn, dù vẫn cần sự hỗ trợ bồng bế của PA, hay bất cứ ai khác ngoài xã hội, thì Thanh đã làm cho ba mẹ, người thân hoàn toàn yên tâm, tự hào, thậm chí khuyến khích con gái đi ra ngoài nhiều hơn. Bí quyết rất đơn giản: mình mở lòng vui vẻ, chân thật, thì nụ cười ấy sẽ lan tỏa và nhận lại được sự giúp đỡ, tương tác nồng hậu!
“Vũ điệu”cuộc sống trên chiếc xe lăn
Bạn có tưởng tượng ra một cô gái ngồi xe lăn, rất nhí nhảnh, luôn cười mà nhảy flashmob không? Là Nguyễn Thị Ái Thanh đó! Cô gái ấy bảo rằng: “bây giờ tôi đã biết cách tự quyết và tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình!”
Chủ động bắt chuyện, luôn cười, nụ cười đẹp, tiếng cười giòn tan, nhưng đôi mắt lại luôn thấy buồn, Nguyễn Thị Ái Thanh cho người đối diện cảm giác như cô đang mang cả một sức mạnh tinh thần ẩn bên trong thân hình nhỏ bé, gập khúc, không thể đi lại của mình. Ái Thanh chia sẻ: hồi đầu, mục đích duy nhất khi cô tìm đến DRD là kiếm cho mình một suất học bổng, để trang trải thêm cho cuộc sống sinh viên khó khăn của mình.
Gia đình khó khăn, anh chị lại vào học đại học cùng một lúc, nên Thanh từng phải gián đoạn học ba năm liên tiếp (lớp 5 lên lớp 6) để nhường cơ hội cho anh chị mình. Rồi Thanh chủ động xin ba mẹ đi học phổ thông xa nhà, tự lập trong mọi sinh hoạt với chiếc xe lắc. Nhưng con đường đi học đại học của cô vẫn không được ai ủng hộ, vì Thanh khuyết tật! Cô bảo, đó là những năm tháng buồn nhất của mình. Gần như ngày nào cũng khóc. Để đấu tranh được ba mẹ, anh chị cho vào Sài Gòn đi học, Thanh chấp nhận sống trọ, không ở cùng anh chị dù chung một thành phố, mọi chu cấp ăn học chỉ đúng 1 triệu đồng/tháng. Vậy mà cô gái quê Phan Rang này vẫn trụ lại được giữa đất Sài Gòn. Nhưng Thanh cũng chỉ biết học, không biết làm gì hơn. Cuộc sống khép kín, đóng khung trong nhiều nỗi lo âu, chưa biết rồi sẽ như thế nào?...
“Nhưng chỉ sau bốn lần sinh hoạt ở DRD, không còn vì học bổng nữa, mình thấy trong mình thúc giục phải đi tìm kiếm điều gì đó cho cuộc sống của mình, nhưng không biết chính xác là gì?”, Thanh nhớ lại. Vậy là miệt mài đến DRD, dù mỗi tuần cô gái nhỏ này lại mất 100 ngàn đồng xe ôm đi lại, số tiền không hề nhỏ với tổng chi phí chỉ 1 triệu đồng/tháng. Cô cũng “lì lợm” chấp nhận nhiều định kiến của người xung quanh “nó tật vậy đến đó hoài làm gì?”…
“Thực ra mình chưa nhận ra sự thay đổi nào ở bản thân mình, cho đến khi nghe chính những người từng định kiến với mình ngạc nhiên nói rằng, mình đã trở nên sôi nổi, cởi mở, và hay pha trò”, Thanh cười rạng rỡ nói.
Giờ thì cô gái trẻ này đang làm SEO Master và Marketing online cho một công ty tư nhân về công nghệ thông tin – có việc làm ngay sau khi ra trường, khi biết chủ động tìm việc và thuyết phục được vị giám đốc vì sự cởi mở, tự tin của mình. Ý nghĩa hơn, dù vẫn cần sự hỗ trợ bồng bế của PA, hay bất cứ ai khác ngoài xã hội, thì Thanh đã làm cho ba mẹ, người thân hoàn toàn yên tâm, tự hào, thậm chí khuyến khích con gái đi ra ngoài nhiều hơn. Bí quyết rất đơn giản: mình mở lòng vui vẻ, chân thật, thì nụ cười ấy sẽ lan tỏa và nhận lại được sự giúp đỡ, tương tác nồng hậu!