Gột bỏ tổn thương để sống chan hòa
Khuôn mặt xinh xắn, nói chuyện dễ gần và hiền lành, Phạm Thị Thu dễ tạo cho người đối diện một cảm giác nhẹ nhàng. Cô gái từng bị lớn lên trong nhiều tổn thương nay đã mạnh mẽ, biết thể hiện chính kiến và làm chủ cuộc đời mình, bằng năng lực bản thân.
“Sinh ra, tôi đã không có may mắn được nhìn thấy màu của nắng, sắc của hoa, khuôn mặt người. Tôi bị mù, bị trẻ con đánh, trêu chọc, bị người lớn cấm con mình chơi cùng vì sợ bị lây. Tôi tức tưởi, khổ đau bởi những lời độc ác “mắt nó nhìn sợ như mắt heo”, “con mù, bố điếc”…. Đến tuổi đi học, tôi không được đi. Rồi tôi có cơ hội khi rời quê Hải Dương vào Sài Gòn, ở cùng những bạn đồng cảnh trong mái ấm, được đi học với những người bạn không khuyết tật. Nhưng tôi chưa bao giờ nguôi ngoai được những ám ảnh, sợ hãi, mặc cảm về bản thân mình.
Tôi chỉ dần không giấu bản thân mình nữa khi được hướng dẫn, gợi mở chia sẻ đi nỗi đau thầm kín của mình; được lắng nghe, đồng cảm với những nỗi đau xung quanh. Tôi bắt đầu học cách rút ngắn khoảng cách với mọi người xung quanh; nhìn người hơn mình để cố gắng; gặp người có hoàn cảnh thì không phán xét, mà nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Những ngày đầu tập hòa đồng với mọi người xung quanh thật khó, tôi học cách nói chuyện với mọi người từng chút một, tập nói ralời yêu thương, quý mến trong lòng...Giờ thì tôi tự tin vào bản thân mình rồi. Tôi đang theo học ngành Anh văn tại chức ở trường đại học KHXH&NV TP. HCM. Vất vả hơn vì mình không nhìn thấy, giáo trình chuyên biệt không có, học ngoại ngữ mà chỉ qua nghe, nhưng tôi không nản. Tôi tính học xong sẽ ra làm cho công ty nào đó, có kinh nghiệm rồi thì dạy học cho trẻ con khuyết tật, khó khăn như mình.
Nhiều người khuyên tôi đi làm nghề matxa, để kiếm tiền được liền. Nghề nào cũng quý, nhưng nó không phải việc tôi yêu thích. Bởi tôi đã học được cách cần ý thức giá trị bản thân và đi theo mong muốn của mình. Người khuyết tật chỉ là người bị khiếm khuyết một phần cơ thể. Họ cũng có trái tim, khối óc, cảm xúc yêu thương như bất cứ ai. Tôi từng gặp nhiều người thông minh, có khả năng nhưng lại không may mắn có điều kiện phát triển. Điều tôi mong muốn là xã hội nhìn chúng tôi như bao người khác, tôn trọng và tạo cho nhau cơ hội…”
Gột bỏ tổn thương để sống chan hòa
Khuôn mặt xinh xắn, nói chuyện dễ gần và hiền lành, Phạm Thị Thu dễ tạo cho người đối diện một cảm giác nhẹ nhàng. Cô gái từng bị lớn lên trong nhiều tổn thương nay đã mạnh mẽ, biết thể hiện chính kiến và làm chủ cuộc đời mình, bằng năng lực bản thân.
“Sinh ra, tôi đã không có may mắn được nhìn thấy màu của nắng, sắc của hoa, khuôn mặt người. Tôi bị mù, bị trẻ con đánh, trêu chọc, bị người lớn cấm con mình chơi cùng vì sợ bị lây. Tôi tức tưởi, khổ đau bởi những lời độc ác “mắt nó nhìn sợ như mắt heo”, “con mù, bố điếc”…. Đến tuổi đi học, tôi không được đi. Rồi tôi có cơ hội khi rời quê Hải Dương vào Sài Gòn, ở cùng những bạn đồng cảnh trong mái ấm, được đi học với những người bạn không khuyết tật. Nhưng tôi chưa bao giờ nguôi ngoai được những ám ảnh, sợ hãi, mặc cảm về bản thân mình.
Tôi chỉ dần không giấu bản thân mình nữa khi được hướng dẫn, gợi mở chia sẻ đi nỗi đau thầm kín của mình; được lắng nghe, đồng cảm với những nỗi đau xung quanh. Tôi bắt đầu học cách rút ngắn khoảng cách với mọi người xung quanh; nhìn người hơn mình để cố gắng; gặp người có hoàn cảnh thì không phán xét, mà nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Những ngày đầu tập hòa đồng với mọi người xung quanh thật khó, tôi học cách nói chuyện với mọi người từng chút một, tập nói ralời yêu thương, quý mến trong lòng...Giờ thì tôi tự tin vào bản thân mình rồi. Tôi đang theo học ngành Anh văn tại chức ở trường đại học KHXH&NV TP. HCM. Vất vả hơn vì mình không nhìn thấy, giáo trình chuyên biệt không có, học ngoại ngữ mà chỉ qua nghe, nhưng tôi không nản. Tôi tính học xong sẽ ra làm cho công ty nào đó, có kinh nghiệm rồi thì dạy học cho trẻ con khuyết tật, khó khăn như mình.
Nhiều người khuyên tôi đi làm nghề matxa, để kiếm tiền được liền. Nghề nào cũng quý, nhưng nó không phải việc tôi yêu thích. Bởi tôi đã học được cách cần ý thức giá trị bản thân và đi theo mong muốn của mình. Người khuyết tật chỉ là người bị khiếm khuyết một phần cơ thể. Họ cũng có trái tim, khối óc, cảm xúc yêu thương như bất cứ ai. Tôi từng gặp nhiều người thông minh, có khả năng nhưng lại không may mắn có điều kiện phát triển. Điều tôi mong muốn là xã hội nhìn chúng tôi như bao người khác, tôn trọng và tạo cho nhau cơ hội…”