Cứ mở lòng thì khó khăn sẽ giải quyết được
Chọn cho mình một cách sống mạnh mẽ, tự lập ngay từ nhỏ để vươn lên khẳng định mình, Phạm Quốc Hoài bây giờ đã dần mở lòng với cuộc sống xung quanh hơn, không khép chặt lòng mình, hay phản ứng gay gắt với những điều thiếu tử tế trong cuộc sống như ngày xưa nữa…
Nhiều người nhận xét Hoài là một anh chàng cương nghị, mạnh mẽ, tận tình với người khác nhưng lại khó tính và hay nhăn nhó? (cười)
Cám ơn chị, cũng may là giờ tôi đã mở lòng được 80% rồi, chứ hồi xưa sống khép kín lắm (cười). Năm 8 tuổi, tôi bị liệt nửa người do bị viêm màng não, nhưng sau ba tháng hè trị bệnh, tôi đòi đi học ngay. Ngày khai giảng, ngồi trên lưng chị gái đến lớp, tôi khóc vì nhận ra mình không như bao đứa bạn bình thường nữa, ánh mắt xung quanh thì tò mò, soi mói. Rồi bị chuyển từ lớp chọn sang lớp thường, vừa học vừa tập viết tay trái, rồi bị bạn bè chọc ghẹo, nhưng tôi không khóc nữa mà lại hay… nổi điên, đứa nào đụng tới mình mà mình đang cầm cái gì là phang cái đó à (cười). Dần dần hết ai dám chọc tôi, tôi ít bạn dần và thu mình trong vỏ ốc.
Đến 14 tuổi, anh chị tôi đi làm xa, cha mẹ bận mưu sinh, nên tôi bắt đầu tự lập hoàn toàn. Cũng may tôi tập đi xe đạp được từ năm 10 tuổi, nên đi lại cũng ổn. Đến lúc thi đại học thì tự mình bắt xe đò vào Sài Gòn đi thi, học được đúng ngành mình mong muốn là công nghệ thông tin (Học viện Bưu chính Viễn thông). Nhưng nói chung lúc đó tôi vẫn sống thu mình. Khi đến DRD thì tôi thấy mình có môi trường được chia sẻ, cũng học được nhiều kĩ năng, có cơ hội làm việc hơn, rồi mở lòng với xã hội hơn. Giờ tôi đang làm việc freelance (tự do), cũng bận bịu, nhưng vẫn đang tìm một nơi làm ổn định hơn trong thời buổi khó khăn này…
Khi gặp khó khăn, Hoài thường giải quyết như thế nào?
Ngày xưa hay bây giờ tôi đều tìm cách giải quyết. Nhưng có khác một chút, đó là trước kia còn than thân trách phận, giờ thì không còn nữa. Chỉ có đôi chút còn ngại ngùng khi đứng giữa đám đông, dù đám đông là người cùng khuyết tật hay người không khuyết tật. Có lẽ vì chướng ngại lớn nhất của tôi là giọng nói. Tôi nói khó khăn, không rõ chữ, nhiều khi người nghe phải hỏi lại cả chục lần, khiến người ta cũng ngại với mình, mà mình cũng ngại với người ta luôn (cười). Nhưng tôi nghĩ, việc gì cũng vậy, cứ mở lòng rồi từ từ cũng có cách khắc phục khó khăn…
Cứ mở lòng thì khó khăn sẽ giải quyết được
Chọn cho mình một cách sống mạnh mẽ, tự lập ngay từ nhỏ để vươn lên khẳng định mình, Phạm Quốc Hoài bây giờ đã dần mở lòng với cuộc sống xung quanh hơn, không khép chặt lòng mình, hay phản ứng gay gắt với những điều thiếu tử tế trong cuộc sống như ngày xưa nữa…
Nhiều người nhận xét Hoài là một anh chàng cương nghị, mạnh mẽ, tận tình với người khác nhưng lại khó tính và hay nhăn nhó? (cười)
Cám ơn chị, cũng may là giờ tôi đã mở lòng được 80% rồi, chứ hồi xưa sống khép kín lắm (cười). Năm 8 tuổi, tôi bị liệt nửa người do bị viêm màng não, nhưng sau ba tháng hè trị bệnh, tôi đòi đi học ngay. Ngày khai giảng, ngồi trên lưng chị gái đến lớp, tôi khóc vì nhận ra mình không như bao đứa bạn bình thường nữa, ánh mắt xung quanh thì tò mò, soi mói. Rồi bị chuyển từ lớp chọn sang lớp thường, vừa học vừa tập viết tay trái, rồi bị bạn bè chọc ghẹo, nhưng tôi không khóc nữa mà lại hay… nổi điên, đứa nào đụng tới mình mà mình đang cầm cái gì là phang cái đó à (cười). Dần dần hết ai dám chọc tôi, tôi ít bạn dần và thu mình trong vỏ ốc.
Đến 14 tuổi, anh chị tôi đi làm xa, cha mẹ bận mưu sinh, nên tôi bắt đầu tự lập hoàn toàn. Cũng may tôi tập đi xe đạp được từ năm 10 tuổi, nên đi lại cũng ổn. Đến lúc thi đại học thì tự mình bắt xe đò vào Sài Gòn đi thi, học được đúng ngành mình mong muốn là công nghệ thông tin (Học viện Bưu chính Viễn thông). Nhưng nói chung lúc đó tôi vẫn sống thu mình. Khi đến DRD thì tôi thấy mình có môi trường được chia sẻ, cũng học được nhiều kĩ năng, có cơ hội làm việc hơn, rồi mở lòng với xã hội hơn. Giờ tôi đang làm việc freelance (tự do), cũng bận bịu, nhưng vẫn đang tìm một nơi làm ổn định hơn trong thời buổi khó khăn này…
Khi gặp khó khăn, Hoài thường giải quyết như thế nào?
Ngày xưa hay bây giờ tôi đều tìm cách giải quyết. Nhưng có khác một chút, đó là trước kia còn than thân trách phận, giờ thì không còn nữa. Chỉ có đôi chút còn ngại ngùng khi đứng giữa đám đông, dù đám đông là người cùng khuyết tật hay người không khuyết tật. Có lẽ vì chướng ngại lớn nhất của tôi là giọng nói. Tôi nói khó khăn, không rõ chữ, nhiều khi người nghe phải hỏi lại cả chục lần, khiến người ta cũng ngại với mình, mà mình cũng ngại với người ta luôn (cười). Nhưng tôi nghĩ, việc gì cũng vậy, cứ mở lòng rồi từ từ cũng có cách khắc phục khó khăn…