Tìm một môi trường mở về tinh thần
Bất cứ ai trong cuộc sống của mình cũng cần một môi trường mở để được “bay bổng”, phát triển bản thân mình. Và Phương Bảo Toàn đã từng bước thoát ra khỏi cú sốc bỗng dưng bị khuyết tật, để nắm bắt cho mình một môi trường mở như thế…
“Khi mình đang sinh hoạt ở trong một nhóm người khuyết tật, cứ nghĩ đến việc tất cả bọn mình di chuyển khó khăn, và bị những ánh mắt người khác nhìn vào, mình cảm thấy thật quái dị”, Bảo Toàn đã chia sẻ rất thật về cảm giác của mình vào những ngày đầu tham gia DRD.
Toàn bị khuyết tật chân vào năm 13 tuổi, trong một tai nạn (bị máy nổ cuốn vào). Từ đó, cuộc sống cậu bé hoàn toàn thay đổi, không còn những ngày rong chơi, thả diều, đá bóng,… mà khép kín, quanh quẩn trong nhà, ức chế và trầm cảm, rằng “cuộc đời mình đến đây là chấm dứt”. Năm lớp 11, Toàn mới bắt đầu nghiêm túc nhìn lại cuộc sống của mình, thay đổi từng chút một, bắt đầu đề nghị ba mẹ cho mình tự đi học, tự làm việc mình muốn… Rồi cuộc sống Toàn thay đổi nhiều hơn khi vào Sài Gòn học đại học, có dịp tiếp cận với DRD.
Trải qua những choáng ngợp ban đầu khi tiếp xúc với rất nhiều người và hoàn cảnh khuyết tật, anh chàng sinh viên khoa Điện tử, Đại học Công nghiệp này dần biết chấp nhận mình là một người khuyết tật. Điều này giúp Toàn dễ dàng hoà hợp hơn với cuộc sống xung quanh và với chính bản thân mình. Không còn những đắn đo, thụ động khi bắt đầu một điều gì, cuộc sống Toàn giờ thú vị như bao cuộc đời sinh viên khác, có vui buồn, năng động, trẻ trung và học hành. Những kĩ năng và khoá học về kĩ năng mềm ở DRD cũng hỗ trợ cho anh chàng học và làm việc khoa học hơn. Toàn bảo, DRD như một môi trường mở về tinh thần của mình; và bạn không còn nghĩ người khuyết tật là thành phần yếu đuối của xã hội nữa!
Tìm một môi trường mở về tinh thần
Bất cứ ai trong cuộc sống của mình cũng cần một môi trường mở để được “bay bổng”, phát triển bản thân mình. Và Phương Bảo Toàn đã từng bước thoát ra khỏi cú sốc bỗng dưng bị khuyết tật, để nắm bắt cho mình một môi trường mở như thế…
“Khi mình đang sinh hoạt ở trong một nhóm người khuyết tật, cứ nghĩ đến việc tất cả bọn mình di chuyển khó khăn, và bị những ánh mắt người khác nhìn vào, mình cảm thấy thật quái dị”, Bảo Toàn đã chia sẻ rất thật về cảm giác của mình vào những ngày đầu tham gia DRD.
Toàn bị khuyết tật chân vào năm 13 tuổi, trong một tai nạn (bị máy nổ cuốn vào). Từ đó, cuộc sống cậu bé hoàn toàn thay đổi, không còn những ngày rong chơi, thả diều, đá bóng,… mà khép kín, quanh quẩn trong nhà, ức chế và trầm cảm, rằng “cuộc đời mình đến đây là chấm dứt”. Năm lớp 11, Toàn mới bắt đầu nghiêm túc nhìn lại cuộc sống của mình, thay đổi từng chút một, bắt đầu đề nghị ba mẹ cho mình tự đi học, tự làm việc mình muốn… Rồi cuộc sống Toàn thay đổi nhiều hơn khi vào Sài Gòn học đại học, có dịp tiếp cận với DRD.
Trải qua những choáng ngợp ban đầu khi tiếp xúc với rất nhiều người và hoàn cảnh khuyết tật, anh chàng sinh viên khoa Điện tử, Đại học Công nghiệp này dần biết chấp nhận mình là một người khuyết tật. Điều này giúp Toàn dễ dàng hoà hợp hơn với cuộc sống xung quanh và với chính bản thân mình. Không còn những đắn đo, thụ động khi bắt đầu một điều gì, cuộc sống Toàn giờ thú vị như bao cuộc đời sinh viên khác, có vui buồn, năng động, trẻ trung và học hành. Những kĩ năng và khoá học về kĩ năng mềm ở DRD cũng hỗ trợ cho anh chàng học và làm việc khoa học hơn. Toàn bảo, DRD như một môi trường mở về tinh thần của mình; và bạn không còn nghĩ người khuyết tật là thành phần yếu đuối của xã hội nữa!