Kiều sinh năm 1969, hiện cư trú tại quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
Tay phải của chị yếu, không cầm nắm được và di chuyển rất khó khăn do di chứng của bệnh sốt bại liệt từ nhỏ, tỷ lệ mất sức lao động 65%. Chị còn mắc bệnh tim, nhà đơn chiếc, sống cùng mẹ già.
Lần đầu tiên biết đến gia cảnh chị Kiều, chúng tôi nhận thấy nguy cơ mất bền vững nghiêm trọng trong cuộc sống tương lai của chị. Chị sống cùng mẹ già 70 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán hàng tạp hóa tại nhà, thu nhập mỗi ngày chỉ được chừng 10.000 đồng, tức là khoảng 300.000 đồng/tháng. Hàng tháng chị còn được nhận thêm 200.000 đồng trợ cấp cho người khuyết tật của địa phương. Nguồn sống chủ yếu của 2 mẹ con chị là khoảng lương hưu 1 triệu đồng/tháng của mẹ chị.
Nếu mẹ chị không còn, khoảng lương hưu của mẹ chị không còn thì với thân thể khiếm khuyết và công việc bán tạp hóa thu nhập ít ỏi của mình chị sẽ sống ra sao?
Lúc này, yêu cầu đầu tiên và cốt yếu nhất là phải nâng cao thu nhập cho thân chủ 1 cách bền vững. Vấn đề là thân chủ đã khá lớn tuổi, không có kỹ năng nghề nghiệp, sống khép kín, ít có mối quan hệ bên ngoài xã hội… Do đó, cơ hội tiếp cận và tìm kiếm công việc mới phù hợp với chị là rất khó. Sau nhiều lần bàn bạc và theo nguyện vọng của chị, chúng tôi quyết định để chị tiếp tục công việc bán tạp hóa tại nhà nhưng nhất quyết phải tìm phương án nâng cao thu nhập.
Nhóm nhân viên dự án DRD cho biết: “Sau khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân công việc của chị có thu nhập thấp và bấp bênh là nhà chị ở trong 1 hẻm nhỏ, gần chợ nên khách ít có nhu cầu mua hàng của chị. Hàng chị bán lại rất ít, chủ yếu là các sản phẩm đã qua chế biến dành cho trẻ em như bim bim, snack, kẹo.... nên lợi nhuận trên doanh thu rất thấp”.
Chúng tôi đã tiến hành đi khảo sát nhu cầu của người dân trong khu phố chị ở xem họ thường muốn mua mặt hàng gì ngay trong khu phố của mình mà không phải ra chợ, tìm hiểu thêm những mặt hàng có thể lấy công làm lời để thay thế các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn cho lợi nhuận thấp, khảo sát mức giá các mặt hàng để ước lượng khoản vốn để đầu tư…
Trong quá trình khảo sát hỗ trợ cho chị Kiều, chúng tôi cùng chị xây dựng nên một kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của chị bằng cách thay đổi mặt hàng kinh doanh theo nhu cầu khách hàng trong khu phố. Kế hoạch này được chúng tôi giới thiệu tham gia cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh của người khuyết tật” do DRD tổ chức. Trong cuộc thi này, ý tưởng kinh doanh của chị được giải Nhì. Vừa may, khoản tiền thưởng này cộng với món tiền mà chị được vay theo chính sách hỗ trợ người khuyết tật đủ cho chị thực hiện ý tưởng của mình.
Ngay sau đó, chúng tôi liên hệ tình nguyện viên hỗ trợ thân chủ cải tạo tiệm tạp hóa của chị. Chúng tôi đóng thêm nhiều kệ mới để có thể chứa nhiều hàng hơn và thẩm mỹ, sạch sẽ hơn, sắp xếp vị trí hàng hóa cho chị thuận tiện lấy và bán cho khách, hướng dẫn chị làm sổ thu chi để theo dõi tình hình kinh doanh…
Yếu tố quyết định là phải bổ sung thêm nhiều mặt hàng cho cửa hàng của chị. Chúng tôi quyết định ngoài các mặt hàng gia dụng nhỏ như nước rửa chén, bột giặt… thì bán thêm các loại thực phẩm khô và các loại thức ăn vặt cho trẻ em. Thực tế là những món ăn vặt như cá viên chiên, xúc xích, trứng cuốc, tàu hủ cá… lại rất được trẻ em trong xóm ưa chuộng, bán chạy và đem lại lợi nhuận cao do lấy công chế biến để làm lời.
Từ đó, thu nhập hàng tháng của chị cải thiện dần, từ mức 10.000 đồng/ngày trong năm 2010 lên 20.000 – 30.000 đồng/ngày trong năm 2011. Đến nay, thu nhập của chị đã đạt mức trung bình khoảng 2 triệu đồng/tháng (khoảng 60.000 – 70.000 đồng/ngày), tăng gấp 6 – 7 lần so với trước. Chị Kiều chia sẻ: “Có ngày chị bán được đến 300.000 đồng. Với số tiền này thì ngoài việc ăn uống, chị có thể chi trả các khoảng sinh hoạt như tiền điện, nước, gas và có thêm một khoảng để dành”.
Trong giai đoạn này, chúng tôi cũng giới thiệu chị tham gia nhiều lớp tập huấn như khởi sự kinh doanh, kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp… để chị có ý thức hơn trong việc kinh doanh của mình, học tập thêm các kỹ năng cần thiết của một người bán hàng. Chúng tôi cũng muốn chị xóa dần đi mặc cảm của một người phụ nữ trung niên khuyết tật, bó mình trong nhà nên giới thiệu chị tham gia các hoạt động chung với người khuyết tật, gặp gỡ những người khuyết tật thành công trong cuộc sống…
Kết quả là khá khả quan khi chị rất thích tham gia và mạnh dạn chia sẻ ngay trong các buổi giao lưu, hội thảo với người cùng cảnh. Chị Kiều cho biết: “Được tham gia những hoạt động thế này, chị biết được rất nhiều bạn khuyết tật còn nặng hơn mình nhưng họ rất giỏi”.
Từ những hoạt động cộng đồng thế này, chúng tôi cảm thấy tâm thế bó mình của thân chủ được xóa bỏ dần dần, thay vào đó là 1 con người yêu cuộc sống và thích gặp gỡ mọi người. Thân chủ trở thành một khách hàng quen với các hoạt động tập thể, giao lưu của cộng đồng người khuyết tật Tp Hồ Chí Minh…
Trong thời gian này, với sự hỗ trợ của Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng cho người tàn tật vận động, chị Kiều đã được phẫu thuật phục hồi chức năng tay phải. Sau phẫu thuật và quá trình tập vật lý trị liệu, cánh tay phải của chị đã khá hơn, cải thiện rất nhiều khả năng làm việc của chị, giúp chị tin tưởng hơn vào một tương lai ổn định cho mình.
Hiện chị Kiều còn học vẽ và làm tranh đính cườm. Thân chủ còn gửi tranh của mình trưng bày tại phòng trưng bày Võ Thị Sáu, tham gia triển lãm tranh tại phường… Thân chủ thấy rất vui vì nó giúp chị cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn.
Theo chị, hiện chị cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình. Một thân thể đủ khỏe để làm việc và một công việc ổn định cho thu nhập đủ trang trải cuộc sống là mơ ước của nhiều người khuyết tật, trong đó có chị!
Ca này có thể nói là một trong những ca thành công nhất của chúng tôi. Kết quả thực hiện được thể hiện rõ ràng vì mục tiêu đặt ra là nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống tương lai cho thân chủ đã có được sau 2 năm thực hiện dự án.
Một kinh nghiệm quý báu là chúng tôi đã tìm hiểu chi tiết, bàn bạc kỹ lưỡng với thân chủ để xác định hướng đi ngay từ ban đầu. Mục tiêu đúng ngay từ ban đầu giúp chúng tôi thực hiện được mục tiêu nhanh chóng hơn và ít gặp trở ngại hơn.
Kinh nghiệm thứ 2 chính là chúng tôi biết tận dụng mọi lợi thế xung quanh thân chủ để giúp đỡ thân chủ theo mục tiêu của dự án. Đôi khi, không cần phải tìm công việc mới cho thân chủ mà chỉ cần cải thiện công việc cũ cũng đã đạt được mục tiêu.
Thứ 3, một tâm thế thoải mái, tâm lý muốn được sống vui vẻ và lạc quan sống rất quan trọng để hỗ trợ người khuyết tật làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Do đó, cải thiện kỹ năng là quan trọng, cải thiện nhận thức càng quan trọng hơn.
Một thuận lợi rất rõ ràng khi chúng tôi thực hiện hỗ trợ ca của chị Kiều là Build được thực hiện tại một trung tâm hỗ trợ người khuyết tật lớn như DRD. Vì nhờ các hoạt động rất phong phú của DRD mà chúng tôi có thể giới thiệu đối tượng được hỗ trợ của dự án đến tham gia để cải thiện các kỹ năng, nhận thức của họ. Đặc biệt là ở ca của chị Kiều, nhờ vào giải thưởng ý tưởng kinh doanh do DRD tổ chức trong thời gian thực hiện dự án Build mà chúng tôi có thể giúp chị đoạt giải thưởng này, có kinh phí để thực hiện việc cải thiện công việc, nâng cao thu nhập cho chị.
Kiều sinh năm 1969, hiện cư trú tại quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
Tay phải của chị yếu, không cầm nắm được và di chuyển rất khó khăn do di chứng của bệnh sốt bại liệt từ nhỏ, tỷ lệ mất sức lao động 65%. Chị còn mắc bệnh tim, nhà đơn chiếc, sống cùng mẹ già.
Lần đầu tiên biết đến gia cảnh chị Kiều, chúng tôi nhận thấy nguy cơ mất bền vững nghiêm trọng trong cuộc sống tương lai của chị. Chị sống cùng mẹ già 70 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán hàng tạp hóa tại nhà, thu nhập mỗi ngày chỉ được chừng 10.000 đồng, tức là khoảng 300.000 đồng/tháng. Hàng tháng chị còn được nhận thêm 200.000 đồng trợ cấp cho người khuyết tật của địa phương. Nguồn sống chủ yếu của 2 mẹ con chị là khoảng lương hưu 1 triệu đồng/tháng của mẹ chị.
Nếu mẹ chị không còn, khoảng lương hưu của mẹ chị không còn thì với thân thể khiếm khuyết và công việc bán tạp hóa thu nhập ít ỏi của mình chị sẽ sống ra sao?
Lúc này, yêu cầu đầu tiên và cốt yếu nhất là phải nâng cao thu nhập cho thân chủ 1 cách bền vững. Vấn đề là thân chủ đã khá lớn tuổi, không có kỹ năng nghề nghiệp, sống khép kín, ít có mối quan hệ bên ngoài xã hội… Do đó, cơ hội tiếp cận và tìm kiếm công việc mới phù hợp với chị là rất khó. Sau nhiều lần bàn bạc và theo nguyện vọng của chị, chúng tôi quyết định để chị tiếp tục công việc bán tạp hóa tại nhà nhưng nhất quyết phải tìm phương án nâng cao thu nhập.
Nhóm nhân viên dự án DRD cho biết: “Sau khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân công việc của chị có thu nhập thấp và bấp bênh là nhà chị ở trong 1 hẻm nhỏ, gần chợ nên khách ít có nhu cầu mua hàng của chị. Hàng chị bán lại rất ít, chủ yếu là các sản phẩm đã qua chế biến dành cho trẻ em như bim bim, snack, kẹo.... nên lợi nhuận trên doanh thu rất thấp”.
Chúng tôi đã tiến hành đi khảo sát nhu cầu của người dân trong khu phố chị ở xem họ thường muốn mua mặt hàng gì ngay trong khu phố của mình mà không phải ra chợ, tìm hiểu thêm những mặt hàng có thể lấy công làm lời để thay thế các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn cho lợi nhuận thấp, khảo sát mức giá các mặt hàng để ước lượng khoản vốn để đầu tư…
Trong quá trình khảo sát hỗ trợ cho chị Kiều, chúng tôi cùng chị xây dựng nên một kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của chị bằng cách thay đổi mặt hàng kinh doanh theo nhu cầu khách hàng trong khu phố. Kế hoạch này được chúng tôi giới thiệu tham gia cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh của người khuyết tật” do DRD tổ chức. Trong cuộc thi này, ý tưởng kinh doanh của chị được giải Nhì. Vừa may, khoản tiền thưởng này cộng với món tiền mà chị được vay theo chính sách hỗ trợ người khuyết tật đủ cho chị thực hiện ý tưởng của mình.
Ngay sau đó, chúng tôi liên hệ tình nguyện viên hỗ trợ thân chủ cải tạo tiệm tạp hóa của chị. Chúng tôi đóng thêm nhiều kệ mới để có thể chứa nhiều hàng hơn và thẩm mỹ, sạch sẽ hơn, sắp xếp vị trí hàng hóa cho chị thuận tiện lấy và bán cho khách, hướng dẫn chị làm sổ thu chi để theo dõi tình hình kinh doanh…
Yếu tố quyết định là phải bổ sung thêm nhiều mặt hàng cho cửa hàng của chị. Chúng tôi quyết định ngoài các mặt hàng gia dụng nhỏ như nước rửa chén, bột giặt… thì bán thêm các loại thực phẩm khô và các loại thức ăn vặt cho trẻ em. Thực tế là những món ăn vặt như cá viên chiên, xúc xích, trứng cuốc, tàu hủ cá… lại rất được trẻ em trong xóm ưa chuộng, bán chạy và đem lại lợi nhuận cao do lấy công chế biến để làm lời.
Từ đó, thu nhập hàng tháng của chị cải thiện dần, từ mức 10.000 đồng/ngày trong năm 2010 lên 20.000 – 30.000 đồng/ngày trong năm 2011. Đến nay, thu nhập của chị đã đạt mức trung bình khoảng 2 triệu đồng/tháng (khoảng 60.000 – 70.000 đồng/ngày), tăng gấp 6 – 7 lần so với trước. Chị Kiều chia sẻ: “Có ngày chị bán được đến 300.000 đồng. Với số tiền này thì ngoài việc ăn uống, chị có thể chi trả các khoảng sinh hoạt như tiền điện, nước, gas và có thêm một khoảng để dành”.
Trong giai đoạn này, chúng tôi cũng giới thiệu chị tham gia nhiều lớp tập huấn như khởi sự kinh doanh, kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp… để chị có ý thức hơn trong việc kinh doanh của mình, học tập thêm các kỹ năng cần thiết của một người bán hàng. Chúng tôi cũng muốn chị xóa dần đi mặc cảm của một người phụ nữ trung niên khuyết tật, bó mình trong nhà nên giới thiệu chị tham gia các hoạt động chung với người khuyết tật, gặp gỡ những người khuyết tật thành công trong cuộc sống…
Kết quả là khá khả quan khi chị rất thích tham gia và mạnh dạn chia sẻ ngay trong các buổi giao lưu, hội thảo với người cùng cảnh. Chị Kiều cho biết: “Được tham gia những hoạt động thế này, chị biết được rất nhiều bạn khuyết tật còn nặng hơn mình nhưng họ rất giỏi”.
Từ những hoạt động cộng đồng thế này, chúng tôi cảm thấy tâm thế bó mình của thân chủ được xóa bỏ dần dần, thay vào đó là 1 con người yêu cuộc sống và thích gặp gỡ mọi người. Thân chủ trở thành một khách hàng quen với các hoạt động tập thể, giao lưu của cộng đồng người khuyết tật Tp Hồ Chí Minh…
Trong thời gian này, với sự hỗ trợ của Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng cho người tàn tật vận động, chị Kiều đã được phẫu thuật phục hồi chức năng tay phải. Sau phẫu thuật và quá trình tập vật lý trị liệu, cánh tay phải của chị đã khá hơn, cải thiện rất nhiều khả năng làm việc của chị, giúp chị tin tưởng hơn vào một tương lai ổn định cho mình.
Hiện chị Kiều còn học vẽ và làm tranh đính cườm. Thân chủ còn gửi tranh của mình trưng bày tại phòng trưng bày Võ Thị Sáu, tham gia triển lãm tranh tại phường… Thân chủ thấy rất vui vì nó giúp chị cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn.
Theo chị, hiện chị cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình. Một thân thể đủ khỏe để làm việc và một công việc ổn định cho thu nhập đủ trang trải cuộc sống là mơ ước của nhiều người khuyết tật, trong đó có chị!
Ca này có thể nói là một trong những ca thành công nhất của chúng tôi. Kết quả thực hiện được thể hiện rõ ràng vì mục tiêu đặt ra là nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống tương lai cho thân chủ đã có được sau 2 năm thực hiện dự án.
Một kinh nghiệm quý báu là chúng tôi đã tìm hiểu chi tiết, bàn bạc kỹ lưỡng với thân chủ để xác định hướng đi ngay từ ban đầu. Mục tiêu đúng ngay từ ban đầu giúp chúng tôi thực hiện được mục tiêu nhanh chóng hơn và ít gặp trở ngại hơn.
Kinh nghiệm thứ 2 chính là chúng tôi biết tận dụng mọi lợi thế xung quanh thân chủ để giúp đỡ thân chủ theo mục tiêu của dự án. Đôi khi, không cần phải tìm công việc mới cho thân chủ mà chỉ cần cải thiện công việc cũ cũng đã đạt được mục tiêu.
Thứ 3, một tâm thế thoải mái, tâm lý muốn được sống vui vẻ và lạc quan sống rất quan trọng để hỗ trợ người khuyết tật làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Do đó, cải thiện kỹ năng là quan trọng, cải thiện nhận thức càng quan trọng hơn.
Một thuận lợi rất rõ ràng khi chúng tôi thực hiện hỗ trợ ca của chị Kiều là Build được thực hiện tại một trung tâm hỗ trợ người khuyết tật lớn như DRD. Vì nhờ các hoạt động rất phong phú của DRD mà chúng tôi có thể giới thiệu đối tượng được hỗ trợ của dự án đến tham gia để cải thiện các kỹ năng, nhận thức của họ. Đặc biệt là ở ca của chị Kiều, nhờ vào giải thưởng ý tưởng kinh doanh do DRD tổ chức trong thời gian thực hiện dự án Build mà chúng tôi có thể giúp chị đoạt giải thưởng này, có kinh phí để thực hiện việc cải thiện công việc, nâng cao thu nhập cho chị.