Danh sách đóng góp

Đóng góp

Nguyễn Quốc Trị

Trị sinh năm 1989, nam, sinh sống tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trị bị khiếm thính nhưng có thể nghe được bằng máy trợ thính. Gia đình Trị không khá giả nhưng cũng không quá khó khăn, cha chạy xe ôm, mẹ nội trợ, chị gái đã lập gia đình, còn cậu em trai của Trị vẫn còn đang đi học.

Trị được bạn bè giới thiệu đến bộ phận việc làm của DRD để tìm một công việc phù hợp với bản thân. Nhận thấy Trị phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của dự án, chúng tôi đã quyết định chọn Trị tham gia.

Trị có đầy đủ sức khỏe, có khả năng nghe, giao tiếp bằng ngôn ngữ và dấu tay (ngôn ngữ ký hiệu) là những khởi điểm tốt để trị hòa nhập xã hội, so với mặt bằng chung của người khiếm thính thì năng lực cá nhân của Trị khá tốt.

Trong quá trình nghiên cứu cho thấy vấn đề của Trị là chưa định hướng được mình sẽ làm gì để nuôi sống bản thân, tương lai sẽ ra sao, kế hoạch cuộc đời thế nào?… Bản thân của Trị cũng còn e ngại, thụ động, ít giao tiếp với người khác.

Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Trị rất hay thay đổi ý kiến của mình, lúc Trị thích làm việc này, lúc lại thích làm việc khác. Trị cũng không được gia đình định hướng là nên làm gì. Ngay cả bố mẹ Trị cũng không biết định hướng con thế nào cho đúng”.

Một vấn đề khác của Trị là anh ngại giao tiếp với mọi người. Trị nói được và nghe khá bằng máy trợ thính. Tuy nhiên, khả năng nói và nghe của anh vẫn không bằng người không khuyết tật. Do đó, anh ngại giao tiếp với người không khuyết tật, khi giao tiếp trong cộng đồng khiếm thính thì anh lại dùng chủ yếu bằng dấu tay. Điều này hạn chế rất nhiều cho sự phát triển khả năng giao tiếp của anh.

Dưới sự tác động của chúng tôi, Trị đã được hội quán Đời Rất Đẹp (một bộ phận của DRD) nhận vào làm nhân viên phục vụ. Nhân viên phục vụ trong hội quán hầu hết là người khiếm thính như Trị nên môi trường làm việc khá phù hợp với anh, tạo cơ hội cho anh giao tiếp với người cùng cảnh và người không khuyết tật (khách hàng) để tăng khả năng hòa nhập cho Trị. Nhân viên nhóm dự án DRD cũng nhờ người quản lý hội quán chú ý đến Trị, khuyến khích Trị giao tiếp bằng ngôn ngữ nhiều hơn để cải thiện khả năng nói và giao tiếp.

Sau một thời gian Trị làm việc tại đây, một dấu hiệu tốt là anh đã có thể giao tiếp nhiều hơn với mọi người, diễn đạt ý mình tốt hơn, biết chủ động chú ý đến mọi người xung quanh, tự tin thể hiện mình hơn.

Mẹ anh đánh giá: “Trước khi vào làm tại Hội quán Đời Rất Đẹp, Trị ít khi nói chuyện với các thành viên khác trong nhà. Khi vào làm tại đây, Trị được tham gia các lớp tập huấn và luyện nói nhiều hơn nên đã tiến bộ nhiều. Trị cũng đã chịu để ý, quan tâm đến những vấn đề xung quanh cuộc sống nhiều hơn”.

Vào thời điểm tháng 5/2011, thân chủ của chúng tôi đứng giữa hai lựa chọn: làm việc mình thích mà không có thu nhập (vẽ) hoặc làm công việc có thu nhập ổn định (phục vụ tại hội quán)?

Băn khoăn này của Trị cũng là băn khoăn của chúng tôi. Sau sự hỗ trợ bước đầu của chúng tôi, Trị đã cải thiện được năng lực cá nhân, giao tiếp tốt hơn với xã hội xung quanh,… Nhưng một công việc ổn định, lâu dài và phù hợp năng lực, sở thích mới là mối quan tâm hàng đầu của Trị, một thanh niên vừa trưởng thành muốn tự lập. Điều này chúng tôi vẫn chưa làm được.

Tuy nhiên, qua thảo luận nhóm nghiên cứu, chúng tôi cho là nên quan tâm đến nguyện vọng thứ 2 của Trị: làm công việc liên quan đến ngành vẽ. Do đó, công việc sắp tới của chúng tôi là tìm hiểu những cơ sở kinh doanh có liên quan đến ngành vẽ (vẽ tranh, làm đồ mỹ nghệ…) để tìm việc phù hợp cho Trị.

Song song đó, chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ Trị hoàn thiện kỹ năng làm việc ở hội quán. Hy vọng sau quá trình này, Trị sẽ định hướng được nghề nghiệp tương lai cho mình và có kỹ năng cơ bản khi làm việc ở bất cứ cơ sở nào. Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Về công việc, chúng tôi chú ý tạo điều kiện cho Trị học hỏi nhiều hơn để Trị dần nhận ra tầm quan trọng của công việc, tính nguyên tắc khi làm việc để làm việc đạt hiệu quả cao hơn”.

Bước sang quý 3/2011, Trị đã quyết định chuyển sang làm công việc mình yêu thích, đó là vẽ tranh tại cơ sở của anh Bảo Vinh, quận Bình Thạnh. Khó khăn của Trị là anh phải làm không lương trong thời gian ban đầu, phải dùng những đồng tiền tiết kiệm ít ỏi của mình trong thời gian làm việc tại Đời Rất Đẹp để trang trải chi phí đi lại, làm việc…

Tuy nhiên, anh rất lạc quan. Trị nói: “Tôi thích vẽ từ nhỏ. Tôi đã tự học vẽ suốt 17 năm rồi”. Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Một người muốn gắn bó thực sự với nghề không chỉ cần kiến thức, kỹ năng mà quan trọng là niềm đam mê". Và quả thật, định hướng đó đã thành công bước đầu khi anh duy trì được công việc này được gần 1 năm nay. Đây là thành công khá tốt vì Trị là người hay thay đổi công việc, ít khi chịu làm một chỗ trong thời gian dài.

Một thành công khác là anh nhanh chóng hòa nhập được với công việc và anh em đồng nghiệp, chủ cơ sở và khách hàng chứ không bó mình, không chịu giao tiếp với ai như trước. Nhờ sự cố gắng đó, hiện anh đã được nhận lương như nhân viên chính thức tại cơ sở này, mức lương của anh là 2,5 triệu đồng/tháng.

Hiện Trị đang đi làm bằng xe buýt và tiết kiệm tiền để mua xe máy. Anh cũng gửi 1 phần lương cho mẹ. Đó là tín hiệu đáng mừng vì nó chứng tỏ anh đã có ý thức tự lập, tự dùng đồng tiền mình làm ra để lo cho mình và người thân.

Trị không quá khó khăn khi tiếp cận công việc so với người không khuyết tật vì dạng tật của anh ở thể nhẹ. Vấn đề là Trị được bảo bọc từ nhỏ nên chưa có tư duy tự lập, không định hướng được tương lai; anh sống bó mình, ít giao tiếp nên hòa nhập kém. Chỉ cần phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo dựng ý thức làm việc cho Trị thì anh hoàn toàn có thể tự lập như bao người không khuyết tật khác.

Việc nhân viên nhóm dự án DRD định hướng cho Trị làm việc, tham gia các khóa học kỹ năng giao tiếp, khuyến khích dùng lời nói hơn là dấu tay trong giao tiếp… là để cải thiện khả năng giao tiếp, tăng sự tự tin cho thân chủ, tăng khả năng hòa nhập với xã hội bên ngoài.

Việc định hướng cho Trị đi làm công việc vẽ tranh là để cải tạo ý thức tự lập cho Trị. Với 1 người chưa có ý thức tự lập, thu nhập là điều không mấy quan trọng với họ. Khi Trị được làm việc mình thích, anh sẽ gắn bó với công việc và tự lập bằng chính đồng lương của mình, gầy dựng cho anh ý thức tự lập cánh sinh.

Trị sinh năm 1989, nam, sinh sống tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trị bị khiếm thính nhưng có thể nghe được bằng máy trợ thính. Gia đình Trị không khá giả nhưng cũng không quá khó khăn, cha chạy xe ôm, mẹ nội trợ, chị gái đã lập gia đình, còn cậu em trai của Trị vẫn còn đang đi học.

Trị được bạn bè giới thiệu đến bộ phận việc làm của DRD để tìm một công việc phù hợp với bản thân. Nhận thấy Trị phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của dự án, chúng tôi đã quyết định chọn Trị tham gia.

Trị có đầy đủ sức khỏe, có khả năng nghe, giao tiếp bằng ngôn ngữ và dấu tay (ngôn ngữ ký hiệu) là những khởi điểm tốt để trị hòa nhập xã hội, so với mặt bằng chung của người khiếm thính thì năng lực cá nhân của Trị khá tốt.

Trong quá trình nghiên cứu cho thấy vấn đề của Trị là chưa định hướng được mình sẽ làm gì để nuôi sống bản thân, tương lai sẽ ra sao, kế hoạch cuộc đời thế nào?… Bản thân của Trị cũng còn e ngại, thụ động, ít giao tiếp với người khác.

Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Trị rất hay thay đổi ý kiến của mình, lúc Trị thích làm việc này, lúc lại thích làm việc khác. Trị cũng không được gia đình định hướng là nên làm gì. Ngay cả bố mẹ Trị cũng không biết định hướng con thế nào cho đúng”.

Một vấn đề khác của Trị là anh ngại giao tiếp với mọi người. Trị nói được và nghe khá bằng máy trợ thính. Tuy nhiên, khả năng nói và nghe của anh vẫn không bằng người không khuyết tật. Do đó, anh ngại giao tiếp với người không khuyết tật, khi giao tiếp trong cộng đồng khiếm thính thì anh lại dùng chủ yếu bằng dấu tay. Điều này hạn chế rất nhiều cho sự phát triển khả năng giao tiếp của anh.

Dưới sự tác động của chúng tôi, Trị đã được hội quán Đời Rất Đẹp (một bộ phận của DRD) nhận vào làm nhân viên phục vụ. Nhân viên phục vụ trong hội quán hầu hết là người khiếm thính như Trị nên môi trường làm việc khá phù hợp với anh, tạo cơ hội cho anh giao tiếp với người cùng cảnh và người không khuyết tật (khách hàng) để tăng khả năng hòa nhập cho Trị. Nhân viên nhóm dự án DRD cũng nhờ người quản lý hội quán chú ý đến Trị, khuyến khích Trị giao tiếp bằng ngôn ngữ nhiều hơn để cải thiện khả năng nói và giao tiếp.

Sau một thời gian Trị làm việc tại đây, một dấu hiệu tốt là anh đã có thể giao tiếp nhiều hơn với mọi người, diễn đạt ý mình tốt hơn, biết chủ động chú ý đến mọi người xung quanh, tự tin thể hiện mình hơn.

Mẹ anh đánh giá: “Trước khi vào làm tại Hội quán Đời Rất Đẹp, Trị ít khi nói chuyện với các thành viên khác trong nhà. Khi vào làm tại đây, Trị được tham gia các lớp tập huấn và luyện nói nhiều hơn nên đã tiến bộ nhiều. Trị cũng đã chịu để ý, quan tâm đến những vấn đề xung quanh cuộc sống nhiều hơn”.

Vào thời điểm tháng 5/2011, thân chủ của chúng tôi đứng giữa hai lựa chọn: làm việc mình thích mà không có thu nhập (vẽ) hoặc làm công việc có thu nhập ổn định (phục vụ tại hội quán)?

Băn khoăn này của Trị cũng là băn khoăn của chúng tôi. Sau sự hỗ trợ bước đầu của chúng tôi, Trị đã cải thiện được năng lực cá nhân, giao tiếp tốt hơn với xã hội xung quanh,… Nhưng một công việc ổn định, lâu dài và phù hợp năng lực, sở thích mới là mối quan tâm hàng đầu của Trị, một thanh niên vừa trưởng thành muốn tự lập. Điều này chúng tôi vẫn chưa làm được.

Tuy nhiên, qua thảo luận nhóm nghiên cứu, chúng tôi cho là nên quan tâm đến nguyện vọng thứ 2 của Trị: làm công việc liên quan đến ngành vẽ. Do đó, công việc sắp tới của chúng tôi là tìm hiểu những cơ sở kinh doanh có liên quan đến ngành vẽ (vẽ tranh, làm đồ mỹ nghệ…) để tìm việc phù hợp cho Trị.

Song song đó, chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ Trị hoàn thiện kỹ năng làm việc ở hội quán. Hy vọng sau quá trình này, Trị sẽ định hướng được nghề nghiệp tương lai cho mình và có kỹ năng cơ bản khi làm việc ở bất cứ cơ sở nào. Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Về công việc, chúng tôi chú ý tạo điều kiện cho Trị học hỏi nhiều hơn để Trị dần nhận ra tầm quan trọng của công việc, tính nguyên tắc khi làm việc để làm việc đạt hiệu quả cao hơn”.

Bước sang quý 3/2011, Trị đã quyết định chuyển sang làm công việc mình yêu thích, đó là vẽ tranh tại cơ sở của anh Bảo Vinh, quận Bình Thạnh. Khó khăn của Trị là anh phải làm không lương trong thời gian ban đầu, phải dùng những đồng tiền tiết kiệm ít ỏi của mình trong thời gian làm việc tại Đời Rất Đẹp để trang trải chi phí đi lại, làm việc…

Tuy nhiên, anh rất lạc quan. Trị nói: “Tôi thích vẽ từ nhỏ. Tôi đã tự học vẽ suốt 17 năm rồi”. Nhân viên nhóm dự án DRD cho rằng: “Một người muốn gắn bó thực sự với nghề không chỉ cần kiến thức, kỹ năng mà quan trọng là niềm đam mê". Và quả thật, định hướng đó đã thành công bước đầu khi anh duy trì được công việc này được gần 1 năm nay. Đây là thành công khá tốt vì Trị là người hay thay đổi công việc, ít khi chịu làm một chỗ trong thời gian dài.

Một thành công khác là anh nhanh chóng hòa nhập được với công việc và anh em đồng nghiệp, chủ cơ sở và khách hàng chứ không bó mình, không chịu giao tiếp với ai như trước. Nhờ sự cố gắng đó, hiện anh đã được nhận lương như nhân viên chính thức tại cơ sở này, mức lương của anh là 2,5 triệu đồng/tháng.

Hiện Trị đang đi làm bằng xe buýt và tiết kiệm tiền để mua xe máy. Anh cũng gửi 1 phần lương cho mẹ. Đó là tín hiệu đáng mừng vì nó chứng tỏ anh đã có ý thức tự lập, tự dùng đồng tiền mình làm ra để lo cho mình và người thân.

Trị không quá khó khăn khi tiếp cận công việc so với người không khuyết tật vì dạng tật của anh ở thể nhẹ. Vấn đề là Trị được bảo bọc từ nhỏ nên chưa có tư duy tự lập, không định hướng được tương lai; anh sống bó mình, ít giao tiếp nên hòa nhập kém. Chỉ cần phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo dựng ý thức làm việc cho Trị thì anh hoàn toàn có thể tự lập như bao người không khuyết tật khác.

Việc nhân viên nhóm dự án DRD định hướng cho Trị làm việc, tham gia các khóa học kỹ năng giao tiếp, khuyến khích dùng lời nói hơn là dấu tay trong giao tiếp… là để cải thiện khả năng giao tiếp, tăng sự tự tin cho thân chủ, tăng khả năng hòa nhập với xã hội bên ngoài.

Việc định hướng cho Trị đi làm công việc vẽ tranh là để cải tạo ý thức tự lập cho Trị. Với 1 người chưa có ý thức tự lập, thu nhập là điều không mấy quan trọng với họ. Khi Trị được làm việc mình thích, anh sẽ gắn bó với công việc và tự lập bằng chính đồng lương của mình, gầy dựng cho anh ý thức tự lập cánh sinh.