Thái độ được xem như rào cản chính đối với việc hòa nhập xã hội của NKT. Thái độ có thể khác nhau nhưng nổi trội vẫn là “chăm sóc và bảo vệ”. Người khuyết tật không được xem là có khả năng tự chăm sóc bản thân, học tập, hoặc làm việc. Xã hội nói chung vẫn chưa thật sự hiểu rõ khái niệm hòa nhập. Các chứng cứ hiện tại thừa nhận là ngay cả khi sẵn sàng đón nhận nhiều người khuyết tật hơn trong giáo dục, việc làm hoặc trong các tổ chức, vẫn còn khoảng cách rất lớn trong kiến thức và cách thức tạo điều kiện hòa nhập.
Đối vối người khuyết tật, với những năm tháng dài bị bỏ quên, phân biệt đối xử, và không có kỳ vọng vào khả năng của họ, đã tước mất của họ cơ hội được phát triển toàn diện. Vì vậy, mặc dù đã chính sách mới dành cho người khuyết tật đã được thông qua và khuyến khích họ tham gia, người khuyết tật vẫn thụ động nhận các chương trình từ thiện từ các nhà hảo tâm hiểu biết ít về mong muốn thực sự và nhu cầu của người khuyết tật.
Do đó, DRD đã thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho chính NKT và cộng đồng về lĩnh vực khuyết tật, cải thiện chính sách, môi trường tiếp cận để cùng xây dựng “một thế giới cho tất cả” thông qua việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị chuyên đề, chiến dịch vận động biện hộ, khảo sát và kiến nghị cải thiện các công trình, giao thông công cộng, vận động sự ủng hộ của cộng đồng xã hội kiến nghị cải thiện chính sách và môi trường tiếp cận.Năm 2012 DRD thực hiện khảo sát mức độ thuận tiện trong việc sử dụng 1.800 công trình gồm trường học, trạm xe buýt, và các khu vui chơi…nhằm tạo cơ sở kiến nghị thay đổi. Cuộc vận động biện hộ và chiến dịch tiếp cận vì một thành phố không rào cản đã được triển khai với trọng tâm là dự án “Bản đồ tiếp cận”. Hàng chục hoạt động, hội thảo được tổ chức ở nhiều nơi nhằm cung cấp thông tin, thu hút sự chú ý và hỗ trợ từ cộng đồng. Nhóm “Task force” - chuyên khảo sát về tiếp cận – với 5 thành viên bao gồm các dạng tật khác nhau đã được hình thành và thực hiện khảo sát các công trình trên địa bàn thành phố để đưa ra danh mục những địa điểm thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng. 8 chương trình tour qua 8 trường đại học thu hút hơn 1.600 sinh viên tham dự. Một số nhà hàng, khách sạn, trung tâm, trường học, công ty như Đệ Nhất, Kim Thanh, British Council, RMIT, JiahSin…đã bắt đầu chú ý thay đổi để các công trình thân thiện hơn với khách hàng khuyết tật. DRD phối hợp trường Đại học Hoa Sen phát triển ứng dụng Dmap (ứng dụng hướng dẫn các địa điểm thân thiện cho người khuyết tật) trên di động thông minh. Ngoài ra, DRD đã thành công trong việc lấy chữ ký của hơn 500 người khuyết tật & người không khuyết tật để vận động và đã được UBND TP chấp thuận đầu tư 02 xe buýt sàn nâng phục vụ người khuyết tật. Đặc biệt, DRD được mời góp ý cho dự thảo Luật người khuyết tật Việt Nam, được Sở giao thông và Trung tâm điều hành và vận chuyển hành khách công cộng mời tư vấn cho dự án xây dựng tàu điện ngầm về các vấn đề liên quan đến tạo điều kiện cho người khuyết tật.
Thái độ được xem như rào cản chính đối với việc hòa nhập xã hội của NKT. Thái độ có thể khác nhau nhưng nổi trội vẫn là “chăm sóc và bảo vệ”. Người khuyết tật không được xem là có khả năng tự chăm sóc bản thân, học tập, hoặc làm việc. Xã hội nói chung vẫn chưa thật sự hiểu rõ khái niệm hòa nhập. Các chứng cứ hiện tại thừa nhận là ngay cả khi sẵn sàng đón nhận nhiều người khuyết tật hơn trong giáo dục, việc làm hoặc trong các tổ chức, vẫn còn khoảng cách rất lớn trong kiến thức và cách thức tạo điều kiện hòa nhập.
Đối vối người khuyết tật, với những năm tháng dài bị bỏ quên, phân biệt đối xử, và không có kỳ vọng vào khả năng của họ, đã tước mất của họ cơ hội được phát triển toàn diện. Vì vậy, mặc dù đã chính sách mới dành cho người khuyết tật đã được thông qua và khuyến khích họ tham gia, người khuyết tật vẫn thụ động nhận các chương trình từ thiện từ các nhà hảo tâm hiểu biết ít về mong muốn thực sự và nhu cầu của người khuyết tật.
Do đó, DRD đã thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho chính NKT và cộng đồng về lĩnh vực khuyết tật, cải thiện chính sách, môi trường tiếp cận để cùng xây dựng “một thế giới cho tất cả” thông qua việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị chuyên đề, chiến dịch vận động biện hộ, khảo sát và kiến nghị cải thiện các công trình, giao thông công cộng, vận động sự ủng hộ của cộng đồng xã hội kiến nghị cải thiện chính sách và môi trường tiếp cận.Năm 2012 DRD thực hiện khảo sát mức độ thuận tiện trong việc sử dụng 1.800 công trình gồm trường học, trạm xe buýt, và các khu vui chơi…nhằm tạo cơ sở kiến nghị thay đổi. Cuộc vận động biện hộ và chiến dịch tiếp cận vì một thành phố không rào cản đã được triển khai với trọng tâm là dự án “Bản đồ tiếp cận”. Hàng chục hoạt động, hội thảo được tổ chức ở nhiều nơi nhằm cung cấp thông tin, thu hút sự chú ý và hỗ trợ từ cộng đồng. Nhóm “Task force” - chuyên khảo sát về tiếp cận – với 5 thành viên bao gồm các dạng tật khác nhau đã được hình thành và thực hiện khảo sát các công trình trên địa bàn thành phố để đưa ra danh mục những địa điểm thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng. 8 chương trình tour qua 8 trường đại học thu hút hơn 1.600 sinh viên tham dự. Một số nhà hàng, khách sạn, trung tâm, trường học, công ty như Đệ Nhất, Kim Thanh, British Council, RMIT, JiahSin…đã bắt đầu chú ý thay đổi để các công trình thân thiện hơn với khách hàng khuyết tật. DRD phối hợp trường Đại học Hoa Sen phát triển ứng dụng Dmap (ứng dụng hướng dẫn các địa điểm thân thiện cho người khuyết tật) trên di động thông minh. Ngoài ra, DRD đã thành công trong việc lấy chữ ký của hơn 500 người khuyết tật & người không khuyết tật để vận động và đã được UBND TP chấp thuận đầu tư 02 xe buýt sàn nâng phục vụ người khuyết tật. Đặc biệt, DRD được mời góp ý cho dự thảo Luật người khuyết tật Việt Nam, được Sở giao thông và Trung tâm điều hành và vận chuyển hành khách công cộng mời tư vấn cho dự án xây dựng tàu điện ngầm về các vấn đề liên quan đến tạo điều kiện cho người khuyết tật.