Khải sinh năm 1981, nam, quê quán Hậu Giang.
Khải bị khiếm thị nặng (mắt trái mù hoàn toàn, mắt phải chỉ có thể thấy những vật lớn ở gần) do di chứng sốt phát ban từ năm 3 tuổi. Khi tham gia dự án, Khải đang là sinh viên năm 3 khoa Quản lý giáo dục, trường ĐH KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh.
Đặc trưng của người khiếm thị nặng như Khải là mọi sinh hoạt rất khó khăn, đặc biệt là khi phải di chuyển bên ngoài, anh luôn phải có sự hỗ trợ của một người sáng mắt. Việc học tập của anh cũng gặp muôn vàn trắc trở vì tài liệu anh có thể tham khảo được chỉ là những bản sách nói hiếm hoi và các thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng internet. Giáo trình và sách chuyên ngành thì anh rất khó tiếp cận, khi anh muốn học phải có người sáng mắt hỗ trợ đọc cho anh ghi nhớ. Những khó khăn trên hạn chế rất nhiều cơ hội học tập, làm việc của anh.
Trong thời gian đang theo học năm 3 tại ĐH KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, Khải phải tham gia 1 kỳ thực tập nhưng anh không tìm được cơ sở để thực tập nên đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhóm nhân viên dự án DRD. Chúng tôi đã giới thiệu anh đến thực tập tại Hội đồng Anh.
Để thích nghi được với công việc tại đây là 1 quá trình rất gian lao đối với Khải. Công việc thực tập tại đây đòi hỏi trình độ Anh ngữ rất cao nhưng khả năng của thân chủ còn hạn chế. Anh chỉ có thể thu thập thông tin phục vụ công việc bằng cách gọi điện thoại hoặc thu thập trên mạng nên thiếu tính chính xác, cần có người hỗ trợ thẩm định… Việc nhờ đồng nghiệp hướng dẫn và hỗ trợ cũng rất khó khăn, trở ngại nhiều vì anh chỉ là thực tập viên, khó hơn là vì bất đồng ngôn ngữ…
Đó là một thách thức thực sự đối với nhóm nhân viên dự án DRD vì việc hỗ trợ kỹ năng cho người khiếm thị xưa này là rất khó. Chính vì vậy mà có rất ít nghề người khiếm thị Việt Nam có thể tham gia, phổ biến chỉ là những nghề thủ công đơn giản như làm tăm tre, đan lát, massage…
Nhóm nhân viên dự án DRD cho biết: “Phải tìm mọi cách khắc phục từng khó khăn một. Chúng tôi tìm cho Khải 1 tình nguyện viên hỗ trợ cho anh những việc mà anh không làm được như: thẩm định lại thông tin mà anh tìm kiếm trên mạng, liên hệ với đơn vị anh thực tập để tìm hiểu nhu cầu chính xác của họ rồi chuyển hóa thành những hành động đơn giản mà anh có thể làm được…”.
Song song đó, nhóm nhân viên dự án DRD còn hỗ trợ Khải trong việc tham gia các hoạt động tập huấn giao tiếp, học tập kỹ năng xã hội, tìm việc… để anh tự tin hơn trong quá trình làm việc, học tập.
Rốt cuộc, nhờ sự hỗ trợ đó Khải cũng vượt qua được kỳ thực tập này. Khải tâm sự: “Em cảm thấy tốt hơn rất nhiều, không còn ngại ngần trò truyện với mọi người, biết cách bày tỏ mong muốn của mình để mọi người hiểu, thông cảm và có cách ứng xử phù hợp. Điều đó tạo thuận lợi rất nhiều cho em khi làm việc”.
Bà Lê Anh Thơ, Phó giám đốc Hội đồng Anh Tp. Hồ Chí Minh xác nhận: “Khải đã làm việc với các nhân viên và quản lý tại Hội đồng Anh với tinh thần nhiệt tình, lắng nghe các hướng dẫn và rất chu đáo hoàn thành tốt các công việc được giao”.
Tháng 6/2011, sau quá trình học tập, Khải ra trường và làm nhiều công việc như: làm chữ nổi, dạy tin học, cài đặt phần mềm Jaws cho người khiếm thị, tiếp thị bán hàng… Nhưng được 1 thời gian, anh không tiếp tục làm những công việc trên vì thu nhập thấp và không phù hợp. Lúc này anh chịu nhiều áp lực kinh tế vì khi kết thúc quá trình học tập, học bổng hỗ trợ hàng tháng của anh đã chấm dứt.
Thời gian này nhóm nhân viên dự án DRD cũng muốn hỗ trợ cho anh nhiều hơn nhưng gặp phải một khó khăn rất lớn là nguồn việc trong ngành quản lý giáo dục quá ít ỏi, rất khó tìm việc, nhất là công việc đó phải phù hợp với 1 người khiếm thị như Khải, chưa nói đến việc cơ sở có nhận anh vào làm việc hay không. Nhóm nhân viên dự án DRD đề nghị: “Cần xúc tiến việc tìm kiếm nguồn việc làm chuyên ngành giáo dục để hỗ trợ cho Khải cũng như các ca sau này”.
May mắn là sau này Khải được nhận vào làm cho chương trình sách nói của thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Công việc của anh ở đây là đánh chữ nổi cho sách truyện, bìa đĩa cho sách nói và kỹ thuật viên thu âm. Khải còn tham gia các đợt phổ biến kiến thức lưu động tại các tỉnh, đến các trung tâm nuôi dạy trẻ khiếm thị để hướng dẫn các em đọc sách chữ nổi và sử dụng máy vi tính… theo chương trình của cơ quan.
Thời gian đầu, công việc ở đây quả thật là thử thách không nhỏ đối với thân chủ. Anh không thể đọc được các tài liệu bản giấy để đánh thành sách chữ nổi, anh phải nhờ người khác đọc giúp để thu âm. Khó khăn này anh không thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ vì ai cũng có công việc của mình. Khi anh theo đoàn lưu động cũng rất bất tiện vì ở hoàn cảnh mới, anh phải mất một thời gian có người hướng dẫn đi lại mới quen được hoàn cảnh xung quanh và tự sinh hoạt 1 mình…
Trong thời gian này, nhóm nhân viên dự án DRD phải cắt cử 1 tình nguyện viên để hỗ trợ anh làm quen với công việc. Nhóm nhân viên dự án DRD cho biết: “Chúng tôi chọn 1 người khiếm thị nhẹ để hỗ trợ cho Khải. Vì cùng là người khiếm thị, họ sẽ hiểu nhau hơn. Thời gian đầu, tình nguyện viên này giúp anh rất nhiều trong việc làm sách chữ nổi, làm quen môi trường xung quanh trong các chuyến công tác lưu động tại các tỉnh..”.
Tuy nhiên, điều mà nhóm nhân viên dự án DRD lo lắng là không thể cắt cử 1 tình nguyện viên theo hỗ trợ Khải mãi được. Nếu vậy sự hỗ trợ này là không bền vững. Do vậy, chúng tôi đã có buổi trao đổi với ban lãnh đạo cơ quan Khải làm việc về những công việc mà Khải có thể làm được, việc mà Khải không thể làm được để có sự phân công hợp lý hơn.
Chúng tôi đã nhận được sự phản hồi rất tích cực vì lãnh đạo đơn vị này cũng rất muốn tạo điều kiện cho Khải hoàn thành tốt công việc. Họ cũng mong muốn Khải sẽ nói cho họ nghe về những việc mà Khải có thể làm được để họ có sự phân công hợp lý, để công việc đạt hiệu quả hơn mà tâm lý của mọi người cũng thoải mái.
Nhóm nhân viên dự án DRD đã xây dựng được mối liên kết với lãnh đạo thư viện để khi họ gặp khó khăn trong vấn đề hỗ trợ Khải thì có thể liên hệ với chúng tôi để có sự can thiệp kịp thời.
Hỗ trợ việc làm cho 1 người khiếm thị nặng là vô cùng khó, nguồn việc cho họ rất ít, nhất là nguồn việc lao động trí óc là khó khăn rất lớn khi nhóm nhân viên dự án DRD thực hiện ca này. Điều này giải thích vì sao có rất nhiều tấm gương người khiếm thị có học vấn lại đi làm những công việc đơn giản như massage, dạy tin học cho người khiếm thị…
Tuy nhiên, kinh nghiệm từ ca cho thấy, khi có sự phối hợp tốt từ đơn vị sử dụng lao động thì vẫn có những nguồn việc nhỏ trong các đơn vị hành chính, văn hóa, sự nghiệp… phù hợp với người khiếm thị có học vấn. Chúng ta có thể gộp những công việc nhỏ nhặt, đơn giản trong công tác văn phòng do nhiều nhân viên khác nhau phụ trách thành 1 tổ hợp công việc hợp lý cho 1 ngày công rồi hướng dẫn người khiếm thị làm.
Biện pháp này tuy đơn giản nhưng lại vướng 1 khó khăn là công tác nghiên cứu phức tạp, lợi ích lại không lớn vì mỗi nghiên cứu tại 1 cơ quan đặc trưng chỉ giải quyết được công việc cho một số trường hợp cá biệt, không thể áp dụng đại trà. Bài toán tương quan giữa chi phí và hiệu quả ở đây rất khó giải quyết, chỉ có thể nhờ các tổ chức xã hội phi lợi nhuận tiến hành. Đó là chưa kể khó khăn có thể vấp phải từ sự bất hợp tác từ các cơ quan có thể sử dụng lao động khiếm thị sẽ biến các nghiên cứu này thành vô dụng.
Khải sinh năm 1981, nam, quê quán Hậu Giang.
Khải bị khiếm thị nặng (mắt trái mù hoàn toàn, mắt phải chỉ có thể thấy những vật lớn ở gần) do di chứng sốt phát ban từ năm 3 tuổi. Khi tham gia dự án, Khải đang là sinh viên năm 3 khoa Quản lý giáo dục, trường ĐH KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh.
Đặc trưng của người khiếm thị nặng như Khải là mọi sinh hoạt rất khó khăn, đặc biệt là khi phải di chuyển bên ngoài, anh luôn phải có sự hỗ trợ của một người sáng mắt. Việc học tập của anh cũng gặp muôn vàn trắc trở vì tài liệu anh có thể tham khảo được chỉ là những bản sách nói hiếm hoi và các thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng internet. Giáo trình và sách chuyên ngành thì anh rất khó tiếp cận, khi anh muốn học phải có người sáng mắt hỗ trợ đọc cho anh ghi nhớ. Những khó khăn trên hạn chế rất nhiều cơ hội học tập, làm việc của anh.
Trong thời gian đang theo học năm 3 tại ĐH KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, Khải phải tham gia 1 kỳ thực tập nhưng anh không tìm được cơ sở để thực tập nên đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhóm nhân viên dự án DRD. Chúng tôi đã giới thiệu anh đến thực tập tại Hội đồng Anh.
Để thích nghi được với công việc tại đây là 1 quá trình rất gian lao đối với Khải. Công việc thực tập tại đây đòi hỏi trình độ Anh ngữ rất cao nhưng khả năng của thân chủ còn hạn chế. Anh chỉ có thể thu thập thông tin phục vụ công việc bằng cách gọi điện thoại hoặc thu thập trên mạng nên thiếu tính chính xác, cần có người hỗ trợ thẩm định… Việc nhờ đồng nghiệp hướng dẫn và hỗ trợ cũng rất khó khăn, trở ngại nhiều vì anh chỉ là thực tập viên, khó hơn là vì bất đồng ngôn ngữ…
Đó là một thách thức thực sự đối với nhóm nhân viên dự án DRD vì việc hỗ trợ kỹ năng cho người khiếm thị xưa này là rất khó. Chính vì vậy mà có rất ít nghề người khiếm thị Việt Nam có thể tham gia, phổ biến chỉ là những nghề thủ công đơn giản như làm tăm tre, đan lát, massage…
Nhóm nhân viên dự án DRD cho biết: “Phải tìm mọi cách khắc phục từng khó khăn một. Chúng tôi tìm cho Khải 1 tình nguyện viên hỗ trợ cho anh những việc mà anh không làm được như: thẩm định lại thông tin mà anh tìm kiếm trên mạng, liên hệ với đơn vị anh thực tập để tìm hiểu nhu cầu chính xác của họ rồi chuyển hóa thành những hành động đơn giản mà anh có thể làm được…”.
Song song đó, nhóm nhân viên dự án DRD còn hỗ trợ Khải trong việc tham gia các hoạt động tập huấn giao tiếp, học tập kỹ năng xã hội, tìm việc… để anh tự tin hơn trong quá trình làm việc, học tập.
Rốt cuộc, nhờ sự hỗ trợ đó Khải cũng vượt qua được kỳ thực tập này. Khải tâm sự: “Em cảm thấy tốt hơn rất nhiều, không còn ngại ngần trò truyện với mọi người, biết cách bày tỏ mong muốn của mình để mọi người hiểu, thông cảm và có cách ứng xử phù hợp. Điều đó tạo thuận lợi rất nhiều cho em khi làm việc”.
Bà Lê Anh Thơ, Phó giám đốc Hội đồng Anh Tp. Hồ Chí Minh xác nhận: “Khải đã làm việc với các nhân viên và quản lý tại Hội đồng Anh với tinh thần nhiệt tình, lắng nghe các hướng dẫn và rất chu đáo hoàn thành tốt các công việc được giao”.
Tháng 6/2011, sau quá trình học tập, Khải ra trường và làm nhiều công việc như: làm chữ nổi, dạy tin học, cài đặt phần mềm Jaws cho người khiếm thị, tiếp thị bán hàng… Nhưng được 1 thời gian, anh không tiếp tục làm những công việc trên vì thu nhập thấp và không phù hợp. Lúc này anh chịu nhiều áp lực kinh tế vì khi kết thúc quá trình học tập, học bổng hỗ trợ hàng tháng của anh đã chấm dứt.
Thời gian này nhóm nhân viên dự án DRD cũng muốn hỗ trợ cho anh nhiều hơn nhưng gặp phải một khó khăn rất lớn là nguồn việc trong ngành quản lý giáo dục quá ít ỏi, rất khó tìm việc, nhất là công việc đó phải phù hợp với 1 người khiếm thị như Khải, chưa nói đến việc cơ sở có nhận anh vào làm việc hay không. Nhóm nhân viên dự án DRD đề nghị: “Cần xúc tiến việc tìm kiếm nguồn việc làm chuyên ngành giáo dục để hỗ trợ cho Khải cũng như các ca sau này”.
May mắn là sau này Khải được nhận vào làm cho chương trình sách nói của thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Công việc của anh ở đây là đánh chữ nổi cho sách truyện, bìa đĩa cho sách nói và kỹ thuật viên thu âm. Khải còn tham gia các đợt phổ biến kiến thức lưu động tại các tỉnh, đến các trung tâm nuôi dạy trẻ khiếm thị để hướng dẫn các em đọc sách chữ nổi và sử dụng máy vi tính… theo chương trình của cơ quan.
Thời gian đầu, công việc ở đây quả thật là thử thách không nhỏ đối với thân chủ. Anh không thể đọc được các tài liệu bản giấy để đánh thành sách chữ nổi, anh phải nhờ người khác đọc giúp để thu âm. Khó khăn này anh không thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ vì ai cũng có công việc của mình. Khi anh theo đoàn lưu động cũng rất bất tiện vì ở hoàn cảnh mới, anh phải mất một thời gian có người hướng dẫn đi lại mới quen được hoàn cảnh xung quanh và tự sinh hoạt 1 mình…
Trong thời gian này, nhóm nhân viên dự án DRD phải cắt cử 1 tình nguyện viên để hỗ trợ anh làm quen với công việc. Nhóm nhân viên dự án DRD cho biết: “Chúng tôi chọn 1 người khiếm thị nhẹ để hỗ trợ cho Khải. Vì cùng là người khiếm thị, họ sẽ hiểu nhau hơn. Thời gian đầu, tình nguyện viên này giúp anh rất nhiều trong việc làm sách chữ nổi, làm quen môi trường xung quanh trong các chuyến công tác lưu động tại các tỉnh..”.
Tuy nhiên, điều mà nhóm nhân viên dự án DRD lo lắng là không thể cắt cử 1 tình nguyện viên theo hỗ trợ Khải mãi được. Nếu vậy sự hỗ trợ này là không bền vững. Do vậy, chúng tôi đã có buổi trao đổi với ban lãnh đạo cơ quan Khải làm việc về những công việc mà Khải có thể làm được, việc mà Khải không thể làm được để có sự phân công hợp lý hơn.
Chúng tôi đã nhận được sự phản hồi rất tích cực vì lãnh đạo đơn vị này cũng rất muốn tạo điều kiện cho Khải hoàn thành tốt công việc. Họ cũng mong muốn Khải sẽ nói cho họ nghe về những việc mà Khải có thể làm được để họ có sự phân công hợp lý, để công việc đạt hiệu quả hơn mà tâm lý của mọi người cũng thoải mái.
Nhóm nhân viên dự án DRD đã xây dựng được mối liên kết với lãnh đạo thư viện để khi họ gặp khó khăn trong vấn đề hỗ trợ Khải thì có thể liên hệ với chúng tôi để có sự can thiệp kịp thời.
Hỗ trợ việc làm cho 1 người khiếm thị nặng là vô cùng khó, nguồn việc cho họ rất ít, nhất là nguồn việc lao động trí óc là khó khăn rất lớn khi nhóm nhân viên dự án DRD thực hiện ca này. Điều này giải thích vì sao có rất nhiều tấm gương người khiếm thị có học vấn lại đi làm những công việc đơn giản như massage, dạy tin học cho người khiếm thị…
Tuy nhiên, kinh nghiệm từ ca cho thấy, khi có sự phối hợp tốt từ đơn vị sử dụng lao động thì vẫn có những nguồn việc nhỏ trong các đơn vị hành chính, văn hóa, sự nghiệp… phù hợp với người khiếm thị có học vấn. Chúng ta có thể gộp những công việc nhỏ nhặt, đơn giản trong công tác văn phòng do nhiều nhân viên khác nhau phụ trách thành 1 tổ hợp công việc hợp lý cho 1 ngày công rồi hướng dẫn người khiếm thị làm.
Biện pháp này tuy đơn giản nhưng lại vướng 1 khó khăn là công tác nghiên cứu phức tạp, lợi ích lại không lớn vì mỗi nghiên cứu tại 1 cơ quan đặc trưng chỉ giải quyết được công việc cho một số trường hợp cá biệt, không thể áp dụng đại trà. Bài toán tương quan giữa chi phí và hiệu quả ở đây rất khó giải quyết, chỉ có thể nhờ các tổ chức xã hội phi lợi nhuận tiến hành. Đó là chưa kể khó khăn có thể vấp phải từ sự bất hợp tác từ các cơ quan có thể sử dụng lao động khiếm thị sẽ biến các nghiên cứu này thành vô dụng.